Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng ra sao?
Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản
- Hội đồng đấu giá tài sản có các quyền sau đây:
+) Truất quyền tham gia cuộc đấu giá và lập biên bản xử lý đối với người tham gia đấu giá có hành vi gây rối trật tự cuộc đấu giá, thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
+) Dừng cuộc đấu giá và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng để xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá hoặc khi phát hiện người điều hành cuộc đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
+) Đề nghị định giá, giám định tài sản đấu giá.
- Hội đồng đấu giá tài sản có các nhiệm vụ sau đây:
+) Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản;
+) Xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Cục Tài chính báo cáo Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt giá khởi điểm;
+) Tổ chức và thực hiện đấu giá theo Quy chế hoạt động của Hội đồng, Quy chế cuộc đấu giá và quy định của pháp luật có liên quan;
+) Chịu trách nhiệm về kết quả cuộc đấu giá trước pháp luật và người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng;
+) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình đấu giá; tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại phát sinh sau cuộc đấu giá; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+) Báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản về kết quả đấu giá tài sản;
+) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng có các quyền sau đây: Truất quyền tham gia cuộc đấu giá và lập biên bản xử lý đối với người tham gia đấu giá có hành vi gây rối trật tự cuộc đấu giá, thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá; Đề nghị định giá, giám định tài sản đấu giá;...
Hội đồng đấu giá tài sản có các nhiệm vụ sau đây: Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản; Xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Cục Tài chính báo cáo Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt giá khởi điểm; Tổ chức và thực hiện đấu giá theo Quy chế hoạt động của Hội đồng, Quy chế cuộc đấu giá và quy định của pháp luật có liên quan; Chịu trách nhiệm về kết quả cuộc đấu giá trước pháp luật và người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng;...
Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng ra sao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Tại Điều 22 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá tài sản
- Chủ tịch Hội đồng đấu giá tài sản có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+) Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này;
+) Chủ trì cuộc họp của Hội đồng đấu giá tài sản; phân công trách nhiệm cho từng thành viên;
+) Điều hành cuộc đấu giá hoặc phân công một thành viên Hội đồng điều hành cuộc đấu giá theo quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản;
+) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản và quy định của pháp luật có liên quan.
- Thành viên Hội đồng thực hiện các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng đấu giá tài sản.
Chủ tịch Hội đồng đấu giá tài sản có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài sản; Chủ trì cuộc họp của Hội đồng đấu giá tài sản; phân công trách nhiệm cho từng thành viên; Điều hành cuộc đấu giá hoặc phân công một thành viên Hội đồng điều hành cuộc đấu giá theo quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản; Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản và quy định của pháp luật có liên quan.
Kế hoạch bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?
Tại Điều 23 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về kế hoạch bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng như sau:
Kế hoạch bán đấu giá
- Căn cứ lập kế hoạch bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng:
+) Quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền;
+) Biên bản đánh giá tình trạng chất lượng tài sản xử lý;
+) Tài liệu khác có liên quan.
- Nội dung kế hoạch bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng:
+) Danh mục, quy cách; ký mã hiệu; số lượng tài sản xử lý bán đấu giá;
+) Giá khởi điểm của từng tài sản xử lý bán đấu giá;
+) Địa điểm tổ chức đấu giá;
+) Khoản tiền đặt trước của từng tài sản xử lý bán đấu giá;
+) Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá của từng lô hàng;
+) Thời hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán;
+) Địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng;
+) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Căn cứ lập kế hoạch bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng: Quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền; Biên bản đánh giá tình trạng chất lượng tài sản xử lý; Tài liệu khác có liên quan.
Nội dung kế hoạch bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng: Danh mục, quy cách; ký mã hiệu; số lượng tài sản xử lý bán đấu giá; Giá khởi điểm của từng tài sản xử lý bán đấu giá; Địa điểm tổ chức đấu giá; Khoản tiền đặt trước của từng tài sản xử lý bán đấu giá; Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá của từng lô hàng; Thời hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán; Địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng; Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân