Quy định về bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay?
Bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay như thế nào?
Căn cứ Điều 67 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định việc bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay như sau:
1. Khi hành khách lên tàu bay, hãng hàng không chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay của hành khách để đảm bảo đúng người, đúng chuyến bay. Biện pháp kiểm tra phải được quy định chi tiết trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Trước khi cho tàu bay khởi hành, người chỉ huy tàu bay phải có trách nhiệm tổ chức đối chiếu tổng số hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay với tổng số hành khách thực có trên tàu bay bằng biện pháp thích hợp; nếu không có sự trùng khớp phải làm rõ lý do mới được phép khởi hành.
3. Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật trên tàu bay; được áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, hành vi gây rối, vi phạm trật tự kỷ luật, không tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của tổ bay theo quy định pháp luật; tổ chức bàn giao người vi phạm, tang vật và biên bản hoặc báo cáo vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay. Người chỉ huy tàu bay tổ chức việc giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự kỷ luật trên tàu bay trong suốt chuyến bay.
4. Thành viên tổ bay phải tuân thủ mệnh lệnh, sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy tàu bay; thường xuyên quan sát khoang hành khách để kịp thời phát hiện hành vi bất thường của hành khách, thông báo cho người chỉ huy tàu bay biết để xử lý; phối hợp với nhân viên an ninh trên không giải quyết và xử lý các trường hợp tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
5. Cục Hàng không Việt Nam là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, nhà chức trách có thẩm quyền của nước ngoài và các hãng hàng không trong việc bố trí nhân viên an ninh trên không đi trên các chuyến bay.
Khi hành khách lên tàu bay, hãng hàng không chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay của hành khách để đảm bảo đúng người, đúng chuyến bay. Trước khi cho tàu bay khởi hành, người chỉ huy tàu bay phải có trách nhiệm tổ chức đối chiếu tổng số hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay với tổng số hành khách thực có trên tàu bay bằng biện pháp thích hợp; nếu không có sự trùng khớp phải làm rõ lý do mới được phép khởi hành.
Bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay như thế nào? (Hình từ Internet)
Bảo đảm an ninh tàu bay khi vận chuyển hành khách là bị can, phạm nhân như thế nào?
Theo Điều 68 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định việc bảo đảm an ninh tàu bay khi vận chuyển hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã như sau:
1. Việc vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, có người áp giải, trên một chuyến bay chỉ được vận chuyển không quá 05 người thuộc đối tượng này trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này. Chuyến bay chuyên cơ thuê khoang không vận chuyển hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Đối với chuyến bay từ nước ngoài về Việt Nam, trong trường hợp quy định của pháp luật của nước sở tại khác với quy định tại khoản 1 của Điều này, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và quyết định giới hạn chuyên chở.
3. Chỗ ngồi của đối tượng bị áp giải được chỉ định ở các hàng ghế xa cửa lên, xuống, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, đối tượng bị áp giải ngồi ghế trong, trường hợp số nhân viên áp giải gấp hai lần số đối tượng bị áp giải, đối tượng bị áp giải ngồi ghế giữa hai nhân viên áp giải.
4. Đối tượng bị áp giải phải được người áp giải giám sát trong suốt chuyến bay kể cả khi vào phòng vệ sinh, đối tượng bị áp giải có thể được sử dụng đồ ăn, uống trên tàu bay với sự đồng ý của người áp giải. Người áp giải và đối tượng bị áp giải không được sử dụng các loại chất kích thích hoặc dung dịch có cồn.
5. Không được khóa tay hoặc chân đối tượng bị áp giải vào bất cứ bộ phận nào của tàu bay.
6. Hãng hàng không phải bố trí cho người áp giải và người bị áp giải lên trước và rời khỏi tàu bay sau cùng so với các hành khách khác.
7. Việc vận chuyển hành khách bị trục xuất tự nguyện trở về với số lượng nhiều hơn quy định tại khoản 1 của Điều này được thực hiện khi đủ khả năng bảo đảm an ninh. Hãng hàng không chịu trách nhiệm đánh giá và quyết định.
Việc vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không phải có người áp giải, trên một chuyến bay chỉ được vận chuyển không quá 05 người thuộc đối tượng. Chỗ ngồi của đối tượng bị áp giải được chỉ định ở các hàng ghế xa cửa lên, xuống, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, đối tượng bị áp giải ngồi ghế trong, trường hợp số nhân viên áp giải gấp hai lần số đối tượng bị áp giải, đối tượng bị áp giải ngồi ghế giữa hai nhân viên áp giải. Đối tượng bị áp giải phải được người áp giải giám sát trong suốt chuyến bay kể cả khi vào phòng vệ sinh, đối tượng bị áp giải có thể được sử dụng đồ ăn, uống trên tàu bay với sự đồng ý của người áp giải. Người áp giải và đối tượng bị áp giải không được sử dụng các loại chất kích thích hoặc dung dịch có cồn.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn