Quyền quyết định của hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
Hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam có quyền quyết định những gì?
Tại khoản 14, 15 và 16 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định Hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam có quyền quyết định:
Hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam có quyền quyết định
14. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, phương án tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, quy hoạch, đào tạo lao động trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
15. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Quyết định mức lương đối với các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng; Trưởng, phó ban Kiểm toán nội bộ; Trưởng, phó Ban thư ký Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
16. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam có quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, phương án tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý nội bộ, quy hoạch, đào tạo lao động trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc. Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
+ Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Quyết định mức lương đối với các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng; Trưởng, phó ban Kiểm toán nội bộ; Trưởng, phó Ban thư ký Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quyền quyết định của hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam đối với công ty con do tập đoàn hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Tại khoản 17 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam đối với công ty con do tập đoàn hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam đối với công ty con do tập đoàn hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;
c) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty;
d) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên công ty trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; phân cấp cho Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và các chức danh quản lý chủ chốt của công ty đó;
đ) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của công ty con;
e) Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty con tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn quy định tại điều lệ của công ty con;
g) Ban hành quy chế tài chính của công ty con, trong đó quy định cụ thể việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quy tại công ty con, thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về Tập đoàn; phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của công ty con;
h) Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ công ty.
Hội đồng thành viên tập đoàn hóa chất Việt Nam đối với công ty con do tập đoàn hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ có quyền và trách nhiệm:
+ Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ; Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty;
+ Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên công ty trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; phân cấp cho Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và các chức danh quản lý chủ chốt của công ty đó;
+ Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của công ty con; Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty con tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn quy định tại điều lệ của công ty con;
+ Ban hành quy chế tài chính của công ty con, trong đó quy định cụ thể việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quy tại công ty con, thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về Tập đoàn; phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của công ty con; Các quyền, trách nhiệm khác.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân