Mục đích, yêu cầu loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?

Mục đích, yêu cầu loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào? Tài sản được loại khỏi biên chế và đề xuất loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?

Mục đích, yêu cầu loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

Tại Điều 4 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về mục đích, yêu cầu loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:

Mục đích, yêu cầu loại khỏi biên chế và xử lý tài sản
1. Mục đích:
a) Quản lý chặt chẽ trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa;
b) Loại khỏi biên chế tài sản không nằm trong quy hoạch, kế hoạch;
c) Kịp thời loại bỏ nguy cơ cháy nổ, mất an toàn;
d) Khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp và bảo quản giữ gìn, duy trì chất lượng số tài sản còn sử dụng;
đ) Tận dụng khai thác có hiệu quả đối với tài sản đã được loại khỏi biên chế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị;
e) Giải phóng kho tàng, giảm chi phí quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, cất giữ và tận thu cho ngân sách quốc phòng.
2. Yêu cầu:
a) Bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt;
b) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, nguyên tắc và thẩm quyền loại khỏi biên chế và xử lý tài sản;
c) Quản lý chặt chẽ, phòng ngừa tiêu cực, thất thoát và lãng phí.

Mục đích: Quản lý chặt chẽ trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa; Loại khỏi biên chế tài sản không nằm trong quy hoạch, kế hoạch; Kịp thời loại bỏ nguy cơ cháy nổ, mất an toàn; Khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp và bảo quản giữ gìn, duy trì chất lượng số tài sản còn sử dụng; Tận dụng khai thác có hiệu quả đối với tài sản đã được loại khỏi biên chế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; Giải phóng kho tàng, giảm chi phí quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, cất giữ và tận thu cho ngân sách quốc phòng.

Yêu cầu: Bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt; Thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, nguyên tắc và thẩm quyền loại khỏi biên chế và xử lý tài sản; Quản lý chặt chẽ, phòng ngừa tiêu cực, thất thoát và lãng phí.

Mục đích, yêu cầu loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:

Nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản
1. Chỉ tiến hành loại khỏi biên chế và xử lý tài sản khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Khai thác tận dụng những tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa còn khả năng sử dụng phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
3. Đối với vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý đạn dược; tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa không còn tận dụng được cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng phải được vô hiệu hóa tính năng tác dụng quân sự và khả năng phục hồi lại (đối với những trang bị có lưu giữ thông tin) trước khi xử lý.

Nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản: Chỉ tiến hành loại khỏi biên chế và xử lý tài sản khi có quyết định của cấp có thẩm quyền; Khai thác tận dụng những tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa còn khả năng sử dụng phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; Đối với vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý đạn dược; tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa không còn tận dụng được cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng phải được vô hiệu hóa tính năng tác dụng quân sự và khả năng phục hồi lại (đối với những trang bị có lưu giữ thông tin) trước khi xử lý.

Tài sản được loại khỏi biên chế và đề xuất loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?

Tại Điều 6 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về tài sản được loại khỏi biên chế trong Bộ Quốc phòng như sau:

Tài sản được loại khỏi biên chế
Loại khỏi biên chế các tài sản bảo đảm các điều kiện sau:
1. Tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian theo chế độ quy định mà không thể tiếp tục sử dụng được.
2. Tài sản hư hỏng nặng không thể sửa chữa, phục hồi và tăng hạn tiếp tục sử dụng, hoặc sửa chữa không hiệu quả.
3. Tài sản bị mất, hủy hoại; tài sản không nằm trong quy hoạch trang bị hoặc mất tính đồng bộ, số lượng còn ít và tồn đọng lâu năm, lạc hậu không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
4. Tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế.
5. Tài sản được điều chuyển ra các cơ quan, đơn vị ngoài quân đội theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
6. Tài sản là công trình chiến đấu, công trình quốc phòng, nhà và tài sản gắn liền với đất phải tháo dỡ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, hoặc theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

Tại Điều 7 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về đề xuất loại khỏi biên chế tài sản như sau:

Đề xuất loại khỏi biên chế tài sản
1. Căn cứ đề xuất loại khỏi biên chế tài sản:
a) Chủ trương, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của các ngành, chuyên ngành;
b) Kết quả kiểm kê 0h00 ngày 01 tháng 01 hằng năm;
c) Kết quả kiểm tra đánh giá phân cấp chất lượng, đồng bộ của tài sản.
2. Nội dung đề xuất loại khỏi biên chế tài sản:
a) Danh mục, chủng loại, số lượng, tình trạng kỹ thuật, cấp chất lượng, tính đồng bộ, giá trị, địa điểm cất giữ;
b) Phương thức xử lý;
c) Đơn vị tổ chức thực hiện;
d) Tiến độ, thời gian thực hiện;
đ) Dự kiến kết quả thu được.
3. Yêu cầu lập báo cáo đề xuất loại biên chế:
a) Đối với tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại: Phải lập báo cáo đề xuất loại khỏi biên chế tài sản đồng thời với lập kế hoạch tổ chức thực hiện xử lý.
b) Đối với các tài sản khác không quy định tại điểm a khoản này: Phải lập báo cáo đề xuất loại khỏi biên chế tài sản chung đối với các ngành trong cơ quan, đơn vị được giao quản lý.

Loại khỏi biên chế các tài sản bảo đảm các điều kiện sau:

+ Tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian theo chế độ quy định mà không thể tiếp tục sử dụng được; hư hỏng nặng không thể sửa chữa, phục hồi và tăng hạn tiếp tục sử dụng, hoặc sửa chữa không hiệu quả. Tài sản bị mất, hủy hoại; tài sản không nằm trong quy hoạch trang bị hoặc mất tính đồng bộ, số lượng còn ít và tồn đọng lâu năm, lạc hậu không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

+ Tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế. Tài sản được điều chuyển ra các cơ quan, đơn vị ngoài quân đội theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tài sản là công trình chiến đấu, công trình quốc phòng, nhà và tài sản gắn liền với đất phải tháo dỡ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, hoặc theo quy hoạch và các trường hợp khác.

Căn cứ đề xuất loại khỏi biên chế tài sản: Chủ trương, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của các ngành, chuyên ngành; Kết quả kiểm kê 0h00 ngày 01 tháng 01 hằng năm; Kết quả kiểm tra đánh giá phân cấp chất lượng, đồng bộ của tài sản.

+ Nội dung đề xuất loại khỏi biên chế tài sản:Danh mục, chủng loại, số lượng, tình trạng kỹ thuật, cấp chất lượng, tính đồng bộ, giá trị, địa điểm cất giữ; Phương thức xử lý; Đơn vị tổ chức thực hiện; Tiến độ, thời gian thực hiện; Dự kiến kết quả thu được.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào