Chủ sở hữu Tập đoàn hóa chất Việt Nam có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ như thế nào?
- Nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ của chủ sở hữu tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
- Nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ của chủ sở hữu tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
- Nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác của chủ sở hữu tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
- Nghĩa vụ trong phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh của chủ sở hữu tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
Nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ của chủ sở hữu tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 32 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ của tập đoàn hóa chất Việt Nam như sau:
Nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ
1. Chủ sở hữu có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ sau khi cấp có thẩm quyền quyết định mức vốn điều lệ đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
2. Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ do mình quyết định thành lập.
Nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ sau khi cấp có thẩm quyền quyết định mức vốn điều lệ đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ do mình quyết định thành lập.
Nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ của chủ sở hữu tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ của chủ sở hữu tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 33 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ của tập đoàn hóa chất Việt Nam như sau:
Nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ của tập đoàn hóa chất Việt Nam
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định không đúng thẩm quyền.
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định không đúng thẩm quyền.
Nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác của chủ sở hữu tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 34 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác của tập đoàn hóa chất Việt Nam như sau:
Nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác của tập đoàn hóa chất Việt Nam
1. Chủ sở hữu nhà nước có nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phải quản lý và điều hành Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2. Bộ Công Thương phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Trường hợp phát hiện Tập đoàn Hóa chất Việt Nam gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Bộ Công Thương yêu cầu và chỉ đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Tài chính định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về tình hình các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
3. Khi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản, Bộ Công Thương chỉ đạo Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thực hiện thủ tục yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Chủ sở hữu nhà nước có nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phải quản lý và điều hành Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Nghĩa vụ trong phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh của chủ sở hữu tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 35 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định nghĩa vụ trong phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh của tập đoàn hóa chất Việt Nam như sau:
Nghĩa vụ trong phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh của tập đoàn hóa chất Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước có nghĩa vụ thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình.
2. Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo đúng chủ trương phê duyệt, quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình.
Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo đúng chủ trương phê duyệt, quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân