Quy định về hình thức tham gia quản lý của người lao động PVN?
Hình thức tham gia quản lý của người lao động PVN bao gồm?
Căn cứ Điều 63 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định hình thức tham gia quản lý của người lao động như sau:
Người lao động tham gia quản lý PVN thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
1. Hội nghị Người lao động.
2. Đối thoại tại nơi làm việc.
3. Tổ chức Công đoàn PVN.
4. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Người lao động tham gia quản lý PVN thông qua các hình thức và tổ chức sau như hội nghị Người lao động; Đối thoại tại nơi làm việc; Tổ chức Công đoàn PVN; Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Tham gia quản lý của người lao động PVN (Hình từ Internet)
Nội dung tham gia quản lý PVN của người lao động bao gồm gì?
Theo Điều 64 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định nội dung tham gia quản lý PVN của người lao động như sau:
Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề sau đây:
1. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất PVN.
2. Phương án cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu PVN.
3. Các nội quy, quy chế của PVN liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
4. Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của PVN.
5. Thông qua Hội nghị Người lao động và tổ chức Công đoàn, người lao động có quyền thảo luận và biểu quyết quyết định các vấn đề sau đây:
a) Nội dung hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa ước lao động tập thể để đại diện tập thể người lao động ký kết với Tổng Giám đốc PVN;
b) Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của PVN có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với quy định của Nhà nước.
Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề nêu trên theo quy định.
Quan hệ phối hợp chung trong Tập đoàn PVN được quy định ra sao?
Tại Điều 65 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định quan hệ phối hợp chung trong Tập đoàn như sau:
PVN, các doanh nghiệp trong Tập đoàn thực hiện quan hệ phối hợp chung theo cách thức như sau:
1. Xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận giữa PVN và các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết.
2. PVN căn cứ quyền hạn, trách nhiệm do pháp luật quy định làm đầu mối thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung dưới đây giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn:
a) Phối hợp trong công tác kế hoạch và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh;
b) Định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành, nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết;
c) Tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê;
d) Hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung của Tập đoàn;
đ) Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản;
e) Công tác lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
g) Công tác an toàn lao động, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường;
h) Công tác ứng dụng khoa học, công nghệ;
i) Định hướng đặt tên các đơn vị trong Tập đoàn; chấp thuận, cho phép các đơn vị sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phù hợp với quy định của pháp luật và quy định nội bộ của PVN;
k) Thực hiện công tác hành chính, công tác đối ngoại của Tập đoàn;
l) Tổ chức công tác thi đua khen thưởng, văn hóa, thể thao và các công tác xã hội;
m) Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn phù hợp quy định của pháp luật.
PVN, các doanh nghiệp trong Tập đoàn thực hiện quan hệ phối hợp chung theo 2 cách thức:
+ Xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận giữa PVN và các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết.
+ Căn cứ quyền hạn, trách nhiệm do pháp luật quy định làm đầu mối thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung dưới đây giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn.
Bộ máy giúp việc PVN được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 62 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định bộ máy giúp việc như sau:
1. Bộ máy giúp việc gồm: Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ (sau đây gọi chung là các Ban tham mưu) có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc PVN trong quản lý, điều hành PVN cũng như trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, của cổ đông, của thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh đối với các doanh nghiệp khác.
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và các Ban tham mưu do Tổng Giám đốc PVN quyết định sau khi được Hội đồng thành viên PVN chấp thuận.
Bộ máy giúp việc gồm: Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ (sau đây gọi chung là các Ban tham mưu) có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc PVN trong quản lý, điều hành PVN cũng như trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, của cổ đông, của thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh đối với các doanh nghiệp khác.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh