Nguyên tắc tương trợ tư pháp như thế nào?
Tương trợ tư pháp có nguyên tắc như thế nào?
Tại Điều 4 Luật tương trợ tư pháp 2007 có quy định về nguyên tắc tương trợ tư pháp như sau:
Nguyên tắc tương trợ tư pháp
1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Nguyên tắc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự ở Việt Nam được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Nguyên tắc tương trợ tư pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự được quy định như thế nào?
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự được quy định tại Điều 17 Luật tương trợ tư pháp 2007 như sau:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Trao đổi thông tin;
6. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập về phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự.
Thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự được quy định như thế nào?
Vấn đề thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự được quy định tại Điều 14 Luật tương trợ tư pháp 2007 như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải lập hồ sơ ủy thác theo quy định tại Điều 11 của Luật này và gửi cho Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải lập hồ sơ ủy thác. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân