Giám sát công trình do nhân dân đóng góp xây dựng

Thôn Đoài, thuộc xã X được một tổ chức nước ngoài hỗ trợ một phần kinh phí để mua thêm các trang thiết bị và sửa lại một phần nhà trẻ của thôn. Nhân dịp này, Tổ phụ nữ của thôn có sáng kiến huy động mỗi hộ gia đình trong thôn số tiền 10.000 đồng để đóng góp thêm vào việc tu sửa toàn bộ nhà trẻ. Sáng kiến này được toàn thể dân trong thôn nhất trí và cũng được chính quyền xã ủng hộ chỉ đạo tổ chức thực hiện theo phương án đó. Người dân thôn Đoài rất phấn khởi, nhưng cũng e ngại rằng khi tổ chức thi công, chất lượng công trình không được bảo đảm. Do đó, tại cuộc họp do Trưởng thôn triệu tập để lấy ý kiến về phương án sửa chữa nhà trẻ, nhiều ý kiến đề nghị phải lập một Tổ giám sát thi công của thôn để bảo đảm chất lượng công trình, tránh tình trạng công trình vừa xây xong đã hỏng như ở một số thôn bên. Tuy nhiên, đại diện Uỷ ban nhân dân xã có mặt tại cuộc họp cho rằng vì phần lớn kinh phí xây dựng nhà trẻ là của dự án tài trợ cho xã, trong đó, Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan tiếp nhận tài trợ nên việc giám sát thi công sẽ do xã cử cán bộ theo dõi. Dân thôn Đoài vẫn giữ nguyên ý kiến và Trưởng thôn đã kiến nghị vấn đề này lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã cần giải quyết tình huống này thế nào?

Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp xin trả lời như sau:

Để giải quyết đúng pháp luật tình huống này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã cần căn cứ vào các quy định trong Pháp lệnh thực hiện thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 về phạm vi quyền kiểm tra, giám sát của người dân; cách thức thực hiện giám sát dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có sự đóng góp kinh phí của nhân dân.

Về yêu cầu lập Tổ giám sát thi công đối với việc sửa chữa nhà trẻ có kinh phí đóng góp của nhân dân thôn Đoài

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn năm 2007 quy định: Nhân dân ở xã có quyền giám sát, kiểm tra đối với quá trình tổ chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã.

Căn cứ vào các quy định nói trên có thể khẳng định: Mặc dù phần lớn kinh phí sửa chữa nhà trẻ là từ nguồn tài trợ, dân thôn Đoài chỉ đóng góp một phần kinh phí nhưng người dân thôn Đoài hoàn toàn có quyền thực hiện việc giám sát đối với công trình. Cụ thể là quyền quyết định thành lập Ban (Tổ) giám sát để theo dõi toàn diện việc tổ chức thi công công trình.

Về cách thức thực hiện giám sát của người dân đối với dự án theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn năm 2007, nhân dân có quyền giám sát thông qua Ban giám sát đầu tư hoặc tự mình giám sát thông qua quyền khiếu nại tố cáo.

Việc thành lập Ban giám sát đầu tư:

- Theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn năm 2007 thì Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết gồm:

1. Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố.

2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Việc công nhận kết quả bầu thành lập Ban giám sát quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn năm 2007 như sau:

“3. Việc công nhận kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện như sau:

a) Người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải xem xét, công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào