Quy định về kiểm soát nội bộ của PVN ra sao?
Kiểm soát nội bộ của PVN được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định kiểm soát nội bộ như sau:
Kiểm soát nội bộ
1. PVN có Ban Kiểm soát nội bộ do Hội đồng thành viên PVN quyết định thành lập, trực thuộc Hội đồng thành viên.
2. Ban Kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ giúp Hội đồng thành viên PVN trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý, điều hành trong PVN; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục các sai sót, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN và của các doanh nghiệp trong Tập đoàn.
3. Hội đồng thành viên PVN quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện, tiền lương, tiền thưởng, các vấn đề khác có liên quan và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát nội bộ PVN.
Ban Kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ giúp Hội đồng thành viên PVN trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý, điều hành; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục các sai sót, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN và của các doanh nghiệp trong Tập đoàn.
Quy định về kiểm soát nội bộ của PVN ra sao? (Hình từ Internet)
Điều kiện tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN?
Theo Điều 44 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định điều kiện tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc PVN như sau:
Diều kiện tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc PVN
1. Các thành viên Hội đồng thành viên không giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp thành viên. Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc PVN không được kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc/Giám đốc của doanh nghiệp khác.
2. Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc PVN không được giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ tại PVN. Hợp đồng, giao dịch giữa PVN với người có liên quan đến thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên và các đối tượng khác theo quy định của Luật doanh nghiệp phải được Hội đồng thành viên chấp thuận trước khi ký kết.
Các thành viên Hội đồng thành viên không giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp thành viên. Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc PVN không được giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ tại PVN
Chức năng của Tổng Giám đốc PVN được quy định ra sao?
Tại Điều 45 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định chức năng của Tổng Giám đốc như sau:
Chức năng của Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của PVN theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên PVN, phù hợp với Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên PVN và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Tổng Giám đốc PVN là người điều hành hoạt động hàng ngày theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên PVN, phù hợp với Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên PVN và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Bổ nhiệm Tổng Giám đốc PVN nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo Điều 46 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định bổ nhiệm Tổng Giám đốc như sau:
Bổ nhiệm Tổng Giám đốc
1. Tổng Giám đốc PVN là thành viên Hội đồng thành viên PVN. Trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ. Tổng Giám đốc PVN do Hội đồng thành viên PVN quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công Thương.
2. Tổng Giám đốc được bổ nhiệm với nhiệm kỳ là 05 năm.
3. Người được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý điều hành PVN; tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành dầu khí; có chuyên môn và ít nhất 05 năm kinh nghiệm tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của PVN;
c) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật; là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
d) Không phải là Người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, thủ quỹ PVN, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Tổng Giám đốc PVN;
đ) Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
e) Không là những người đã từng làm thành viên Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc/Giám đốc doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng đã bị cách chức, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc làm cho doanh nghiệp đó thua lỗ 02 năm liên tiếp;
g) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác;
h) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Bổ nhiệm Tổng Giám đốc PVN có nhiệm kỳ là 05 năm.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh