Quy định yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?
- Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?
- Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?
- Yêu cầu đối với chất lượng giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính như thế nào?
Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Tại Điều 14 Nghị định 27/2021/NĐ-CP yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như sau:
Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng lâm nghiệp được khảo nghiệm ở vùng nào thì sẽ được cấp quyết định công nhận để phát triển ở vùng đó và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
2. Phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng của giống.
4. Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng lâm nghiệp được khảo nghiệm ở vùng nào thì sẽ được cấp quyết định công nhận để phát triển ở vùng đó và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
Quy định yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các quyền:
a) Đầu tư nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp; điều tra, đánh giá, thu thập, lưu giữ, khai thác nguồn vật liệu nhân giống trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư cho khoa học và công nghệ, chính sách đặc thù cho lĩnh vực, vùng theo quy định của pháp luật;
c) Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các nghĩa vụ:
a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Khi chuyển giao giống cây trồng lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành nghiên cứu, chọn, tạo, thí nghiệm, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen.
- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có quyền: Đầu tư nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng; điều tra, đánh giá, thu thập, lưu giữ, khai thác nguồn vật liệu nhân giống trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp; Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư cho khoa học và công nghệ, chính sách đặc thù cho lĩnh vực, vùng; Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài để nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có nghĩa vụ: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định về khoa học và công nghệ, quy định khác của pháp luật có liên quan; Khi chuyển giao giống cây trồng lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định về chuyển giao công nghệ; Tuân thủ quy định về đa dạng sinh học và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành nghiên cứu, chọn, tạo, thí nghiệm, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen.
Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?
Tại Điều 16 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp
1. Quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của Nghị định này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính: chỉ đưa vào sản xuất, kinh doanh các giống, nguồn giống đã được công nhận.
3. Chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở về giống cây trồng lâm nghiệp.
Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp như sau: Quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đối với giống cây trồng lâm nghiệp chính chỉ đưa vào sản xuất, kinh doanh các giống, nguồn giống đã được công nhận. Chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở về giống cây trồng lâm nghiệp.
Yêu cầu đối với chất lượng giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính như thế nào?
Tại Điều 17 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với chất lượng giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính như sau:
Yêu cầu đối với chất lượng giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính
1. Đối với lô hạt giống: Phải được thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối với cây giống trong bình mô: Phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép: Phải được lấy từ vườn cây đầu dòng, cây trội được công nhận còn thời hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về hom giống, cành ghép, mắt ghép tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Đối với lô cây giống: Phải được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc giống được thu hái từ nguồn giống đã được công nhận, còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây giống tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Giống cây trồng lâm nghiệp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở khi chưa có tiêu chuẩn quốc gia.
Yêu cầu đối với chất lượng giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính
Đối với lô hạt giống: Phải được thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống. Đối với cây giống trong bình mô: Phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô.
Đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép: Phải được lấy từ vườn cây đầu dòng, cây trội được công nhận còn thời hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về hom giống, cành ghép, mắt ghép. Đối với lô cây giống: Phải được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc giống được thu hái từ nguồn giống đã được công nhận, còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây giống.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân