Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch như sau:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; công bố (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước) và tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực; công bố và tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt. Thẩm định nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ.
Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về hợp tác quốc tế?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về hợp tác quốc tế như sau:
1. Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
3. Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan mình.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về hợp tác quốc tế:
+ Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
+ Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan mình.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về cải cách hành chính?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về cải cách hành chính như sau:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.
2. Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.
3. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.
4. Cải cách tổ chức bộ máy của Bộ bảo đảm tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo phân công của Chính phủ.
5. Thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, văn hóa công vụ và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào hoạt động của Bộ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về cải cách hành chính như sau:
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.
+ Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; Cải cách tổ chức bộ máy của Bộ bảo đảm tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, văn hóa công vụ và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào hoạt động của Bộ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực như sau:
1. Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý.
3. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý.
4. Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý.
5. Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực gồm:
Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý. Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý.
Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý. Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý. Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn