Cần điều kiện gì để văn phòng luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý?

Văn phòng luật sư muốn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý cần điều kiện gì? Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp nào? Chào anh/chị, em đang thực tập hành nghề luật sư, sau này muốn mở một văn phòng luật, em có nghe nói đến văn phòng luật có thể ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thì không biết cần phải có điều kiện gì?

Văn phòng luật sư muốn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý cần điều kiện gì?

Căn cứ Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:

Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Căn cứ yêu cầu trợ giúp pháp lý và thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tổ chức có nguyện vọng và có đủ điều kiện sau đây:
a) Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
b) Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;
c) Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;
d) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.
3. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý, nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư có đủ điều kiện sau đây:
a) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư;
b) Không bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư ký kết hợp đồng lao động.
4. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
5. Tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này thì không được lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian ít nhất là 02 năm kể từ ngày có kết luận vi phạm.
6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, văn phòng luật sư muốn được Sở Tư pháp lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý cần phải có đủ các điều kiện:

Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này; Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;

Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý; Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.

Cần điều kiện gì để văn phòng luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý?

Cần điều kiện gì để văn phòng luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý? (Hình từ Internet)

Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp nào?

Theo Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:

Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;
b) Chấm dứt theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này;
b) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Khi chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện.

Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp: Không còn đáp ứng một trong các điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này; Chấm dứt theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng; Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn phòng luật sư

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào