Quy định thông báo tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá không còn giá trị sử dụng như thế nào?
Thông báo tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá không còn giá trị sử dụng như thế nào?
Tại Mục 1 Phần III Quy trình quản lý tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá sản xuất để tiêu thụ ban hành kèm theo Quyết định 568/QĐ-TCT năm 2022 quy định thông báo tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá không còn giá trị sử dụng như sau:
Căn cứ các văn bản pháp luật quy định về việc TĐT không còn giá trị sử dụng, cơ quan thuế các cấp thực hiện:
- Tại Tổng cục Thuế, Vụ TVQT thực hiện:
+ Rà soát các loại TĐT không còn giá trị sử dụng.
+ Trình Lãnh đạo Tổng cục ban hành văn bản thông báo những loại TĐT không còn giá trị sử dụng gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tại Cục Thuế, Bộ phận TTHT thực hiện:
+ Rà soát các loại TĐT không còn giá trị sử dụng (Tổng cục Thuế có thông báo không còn giá trị sử dụng).
+ Trình lãnh đạo Cục Thuế ban hành văn bản Thông báo những loại tem điện tử không còn giá trị sử dụng kèm danh sách đầy đủ các mẫu tem điện tử không còn giá trị sử dụng gửi các Chi cục Thuế.
Thông báo tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá không còn giá trị sử dụng được thực hiện theo quy trình:
Căn cứ các văn bản pháp luật quy định về việc TĐT không còn giá trị sử dụng, cơ quan thuế các cấp thực hiện:
- Tại Tổng cục Thuế, Vụ TVQT thực hiện: Rà soát các loại TĐT không còn giá trị sử dụng. Trình Lãnh đạo Tổng cục ban hành văn bản thông báo những loại TĐT không còn giá trị sử dụng gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tại Cục Thuế, Bộ phận TTHT thực hiện: Rà soát các loại TĐT không còn giá trị sử dụng (Tổng cục Thuế có thông báo không còn giá trị sử dụng). Trình lãnh đạo Cục Thuế ban hành văn bản Thông báo những loại tem điện tử không còn giá trị sử dụng kèm danh sách đầy đủ các mẫu tem điện tử không còn giá trị sử dụng gửi các Chi cục Thuế.
Quy định thông báo tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá không còn giá trị sử dụng như thế nào? (Hình từ Internet)
Các trường hợp tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá được hủy?
Tại Mục 2 Phần III Quy trình quản lý tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá sản xuất để tiêu thụ ban hành kèm theo Quyết định 568/QĐ-TCT năm 2022 các trường hợp tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá được hủy:
TĐT còn tồn trong kho của cơ quan thuế nhưng không còn giá trị sử dụng do thay đổi chính sách hoặc do hư hỏng vì mối mọt, ẩm ướt, ẩm mốc... không tiếp tục sử dụng được.
Tem điện tử còn tồn trong kho của cơ quan thuế nhưng không còn giá trị sử dụng do thay đổi chính sách hoặc do hư hỏng vì mối mọt, ẩm ướt, ẩm mốc... không tiếp tục sử dụng được thì sẽ tiến hành hủy tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá.
Hồ sơ hủy tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá như thế nào?
Tại Mục 4 Phần III Quy trình quản lý tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá sản xuất để tiêu thụ ban hành kèm theo Quyết định 568/QĐ-TCT năm 2022 hồ sơ hủy tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá như sau:
Vụ TVQT - Tổng cục Thuế thực hiện:
- Căn cứ các loại TĐT không còn giá trị sử dụng, lập Bảng kê chi tiết ký hiệu, số lượng, số thứ tự của từng loại TĐT cần hủy (mẫu BK04/TEM).
- Trình Lãnh đạo Tổng cục Thuế phê duyệt các loại TĐT không còn giá trị sử dụng và ký Quyết định thành lập Hội đồng thanh hủy TĐT. Thành phần Một đồng thanh hủy TĐT gồm:
+ Lãnh đạo Vụ TVQT, đại diện Cục Kiểm tra nội bộ, công chức được giao nhập/xuất/bán TĐT, Thủ kho TĐT và các đơn vị liên quan (nếu có).
- Hội đồng thanh hủy TĐT đối chiếu giữa Bảng kê chi tiết với thực tế; nếu có sai lệch, phải xác định nguyên nhân và báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Tổng cục Thuế xử lý trước khi tiến hành hủy.
Bộ phận TTHT phối hợp với Bộ phận quản lý ấn chỉ Cục Thuế thực hiện:
- Có văn bản và Bảng kê chi tiết ký hiệu, số lượng, số thứ tự của từng loại TĐT cần hủy báo cáo cơ quan thuế cấp trên đăng ký hủy tại đơn vị.
Hệ thống QLTĐT hỗ trợ lập Bảng kê tem cần hủy (mẫu: BK04/TEM).
- Khi có văn bản chấp thuận hủy TĐT của cơ quan thuế cấp trên; trình Lãnh đạo cơ quan thuế ký Quyết định thành lập Hội đồng hủy TĐT. Thành phần Hội đồng hủy TĐT gồm:
+ Lãnh đạo cơ quan thuế; Lãnh đạo Bộ phận TTHT, Bộ phận quản lý ấn chỉ Cục Thuế, Bộ phận Kiểm tra nội bộ Cục Thuế; công chức được giao nhập/xuất/bán TĐT Bộ phận TTHT; Thủ kho giao quản lý TĐT; công chức Bộ phận quản lý ấn chỉ Cục Thuế.
+ Tùy theo tình hình thực tế, Cục Thuế có thể mời đại diện cơ quan Công an, cơ quan Tài chính cùng cấp đến chứng kiến việc thanh hủy TĐT.
- Hội đồng thanh hủy TĐT đối chiếu giữa Bảng kê chi tiết với thực tế; nếu có sai lệch, phải xác định nguyên nhân và báo cáo xin ý kiến lãnh đạo cơ quan thuế xử lý trước khi tiến hành hủy.
Căn cứ các loại TĐT không còn giá trị sử dụng, lập Bảng kê chi tiết ký hiệu, số lượng, số thứ tự của từng loại TĐT cần hủy. Trình Lãnh đạo Tổng cục Thuế phê duyệt các loại TĐT không còn giá trị sử dụng và ký Quyết định thành lập Hội đồng thanh hủy TĐT.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân