Xử lý trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm như thế nào?

Đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm xử lý như thế nào? Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự?

Đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm xử lý như thế nào?

Vấn đề bạn hỏi có thể phát sinh 3 trường hợp như sau:

Thứ nhất: Nếu bị đơn chết nhưng có người thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ thì tòa án vẫn sẽ tiếp tục xét xử vụ án. Và người thừa kế sẽ đứng ra tham gia phiên tòa với tư cách là bị đơn.

Thứ hai: Nếu bị đơn chết nhưng tạm thời chưa có người thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ thì tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Thứ ba: Nếu bị đơn chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì căn cứ khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Xử lý trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm như thế nào?

Xử lý trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm như thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:

- Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
- Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự

Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:

- Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.
- Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.
- Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.

Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đương sự

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào