Khi nào thì đương sự được yêu cầu Tòa án xét xử kín?
Đương sự được yêu cầu Tòa án xét xử kín khi nào?
Tại khoản 2 Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai như sau:
Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.
Theo quy định này thì đối với các vụ việc dân sự cần giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt bạn nhé.
Khi nào thì đương sự được yêu cầu Tòa án xét xử kín? (Hình từ Internet)
Khi đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt thì Tòa án có xử được không?
Tại Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về vấn đề này như sau:
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án khi đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt trong các trường hợp sau đây:
- Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
- Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
Ngoài 02 trường hợp nêu trên thì thì khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án khi đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt trong các trường hợp sau; Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt; có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
Đương sự có được tự thỏa thuận các mâu thuẫn tại phiên tòa phúc thẩm không?
Theo quy định tại Điều 300 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định về vấn đề bạn hỏi như sau:
- Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
- Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì trong trường hợp vụ án dân sự được xét xử phúc thẩm, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề mẫu thuẫn thì việc thỏa thuận đó vấn được tòa án ghi nhận theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn