Ý nghĩa của Biển số P.115 'Hạn chế trọng tải toàn bộ xe' là gì?
Biển số P.115 "Hạn chế trọng tải toàn bộ xe" có ý nghĩa gì?
Tại Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT Biển số P.115 "Hạn chế trọng tải toàn bộ xe" có ý nghĩa sau:
Để báo đường cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng tải toàn bộ xe (trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, đặt biển số P.115 "Hạn chế trọng tải toàn bộ xe".
Hình B.15 - Biển số P.115
Trên đây là ý nghĩa của Biển số P.115 "Hạn chế trọng tải toàn bộ xe". Bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về hệ thống biển báo tại Việt Nam.
Quy định về biển số P.116 "Hạn chế tải trọng trên trục xe"?
Tại Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển số P.116 "Hạn chế tải trọng trên trục xe" như sau:
Để báo đường cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng tải toàn bộ xe (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, đặt biển số P.116 "Hạn chế tải trọng trên trục xe".
Hình B.16 - Biển số P.116
Do đó, biển số P.116 "Hạn chế tải trọng trên trục xe" được pháp luật quy định như trên.
Biển số P.115 "Hạn chế trọng tải toàn bộ xe" có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Biển số P.117 "Hạn chế chiều cao" được quy định như thế nào?
Tại Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT Biển số P.117 "Hạn chế chiều cao" được quy định như sau:
a) Để báo hạn chế chiều cao của xe, đặt biển số P.117 "Hạn chế chiều cao".
b) Biển số P.117 có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, kể cả các xe được ưu tiên theo quy định (chiều cao tính từ mặt đường, mặt cầu đến điểm cao nhất của xe hoặc hàng).
c) Trị số ghi trên biển là khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật vượt trên đường (chiều cao tĩnh không) trừ đi 0,5 m. Cho phép làm tròn số đến 0,1 m theo hướng điều chỉnh tăng (ví dụ: chiều cao thực là 4,65 m; trị số ghi trên biển là: 4,65 - 0,5 = 4,15 làm tròn = 4,2 m).
d) Tất cả những vị trí trên đường có chiều cao tĩnh không dưới 4,75 m, đặt biển P.117 và biển W.239b. Trường hợp các vị trí có chiều cao tĩnh không từ 4,75 m đến 5,5 m và các vị trí tĩnh không giới hạn trên đường dân sinh (cống, hầm chui dân sinh,...), chỉ cần đặt biển W.239b để cảnh báo chiều cao tĩnh không thực tế của các điểm bị hạn chế. Đối với các vị trí có chiều cao tĩnh không trên 5,5 m, không cần đặt biển báo.
Hình B.17 - Biển số P.117
Trên đây là cách sử dụng Biển số P.117 "Hạn chế chiều cao" mà pháp luật quy định.
Quy định về biển số P.118 "Hạn chế chiều ngang xe"?
Tại Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển số P.118 "Hạn chế chiều ngang xe" như sau:
a) Để báo hạn chế chiều ngang của xe, đặt biển số P.118 "Hạn chế chiều ngang xe".
b) Biển số P.118 có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.
c) Số ghi trên biển là khoảng cách theo chiều ngang ở trạng thái tĩnh nhỏ nhất của vật chướng ngại trên đường trừ đi 0,4 m.
d) Những vị trí trên đường có chướng ngại vật mà khoảng cách theo chiều ngang ở trạng thái tĩnh nhỏ hơn 3,2 m, đặt biển số P.118.
Hình B.18 - Biển số P.118
Để báo hạn chế chiều ngang của xe, đặt biển số P.118 "Hạn chế chiều ngang xe". Biển số P.118 có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua. Số ghi trên biển là khoảng cách theo chiều ngang ở trạng thái tĩnh nhỏ nhất của vật chướng ngại trên đường trừ đi 0,4 m. Những vị trí trên đường có chướng ngại vật mà khoảng cách theo chiều ngang ở trạng thái tĩnh nhỏ hơn 3,2 m, đặt biển số P.118.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân