Bị tử hình bằng tiêm thuốc độc có cần giấy báo tử không?
Có cần giấy báo tử khi bị tử hình bằng tiêm thuốc độc?
Dạ, cho em hỏi, trường hợp phạm tội giết người và người đó bị tòa tuyên tử hình bằng tiêm thuốc độc, hiện tại muốn cung cấp giấy báo tử cho UBND xã nơi người đó cư trú thì có cần giấy báo tử không?
Trả lời:
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
- Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
- Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
Như vậy, theo quy định pháp luật về hộ tịch thì người bị Tòa án tuyên tử hình bằng tiêm thuốc độc không cần giấy báo tử vì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình đã thay Giấy báo tử.
Bị tử hình bằng tiêm thuốc độc có cần giấy báo tử không? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký khai tử cho người Việt Nam ở trong nước
Xin chào ban biên tập, ông nội của tôi mới mất tôi muốn hỏi thủ tục đăng ký khai tử cho ông nội của tôi được quy định như thế nào?
Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký khai tử;
- Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy tờ thay thế giấy báo tử:
+ Đối với người chết tại cơ sở y tế: Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết do thi hành án tử hình: Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
+ Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết: Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn: Văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử.
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Lưu ý:
- Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.
3. Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
4. Thời gian giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
5. Lệ phí: Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký khai tử đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.
Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Trên giấy chứng tử có ghi nguyên nhân tử vong không?
Cho hỏi: Theo quy định thì trên giấy chứng tử có ghi nguyên nhân tử vong của người chết không?
Trả lời:
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014, có quy định:
Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin:
Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
- Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
- Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
- Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
- Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
- Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong giấy khai tử bắt buộc có nội dung nguyên nhân tử vong của người chết.
Trân trọng.
Mạc Duy Văn