Đấu giá viên có thể hành nghề tại những nơi nào?
Người là đấu giá viên có thể hành nghề tại những nơi nào?
Ban biên tập cho tôi hỏi: Đấu giá viên có thể hành nghề tại những nơi nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Tại khoản 1 Điều 18 Luật Đấu giá tài sản 2016 có quy định về những hình thức hành nghề của đấu giá viên như sau:
- Hành nghề tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản. Việc hành nghề của đấu giá viện theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Luật đầu giá tài sản, pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về viên chức.
- Hành nghề tại doanh nghiệp đấu giá tài sản. Theo đó, đấu giá viên sẽ hành nghề thông qua việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp đấu giá tài sản. Mỗi đấu giá viên chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
- Hành nghề tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Việc hành nghề trong trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định của Luật đấu giá tài sản và pháp luật về lao động.
Trên đây là nội dung giải đáp về những nơi có thể hành nghề của đấu giá viên.
Đấu giá viên có thể hành nghề tại những nơi nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp đấu giá tài sản có thể được thành lập theo loại hình doanh nghiệp nào?
Tôi đang muốn thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Doanh nghiệp đấu giá tài sản có thể được thành lập theo loại hình doanh nghiệp nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Doanh nghiệp đấu giá tài sản và Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là hai tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016 có quy định về các loại hình của doanh nghiệp đấu giá tài sản như sau:
Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật đấu giá tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định này thì doanh nghiệp đấu giá tài sản có thể được thành lập theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh bạn nhé.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016 cũng có quy định về điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản như sau:
- Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp;
- Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;
- Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.
Trên đây là nội dung giải đáp về các loại hình của doanh nghiệp đấu giá tài sản.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên được quy định như thế nào?
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên được quy định tại Điều 20 Luật Đấu giá tài sản 2016 với nội dung như sau:
- Đấu giá viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thông qua tổ chức đấu giá tài sản hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
- Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức mình.
Trên đây là nội dung giải đáp về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên.
Trân trọng!
Lê Bảo Y