Mục tiêu của bình đẳng giới được quy định như thế nào?
Bình đẳng giới có mục tiêu như thế nào?
Nước ta đang tiến hành thực hiện các công việc nhằm bình đăng giữa nam và nữ trong các quan hệ xã hội. Vậy Ban bien tập cho tôi hỏi: Mục tiêu của bình đẳng giới là gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Bình đẳng giới được hiểu là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Theo đó, tại Điều 4 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định về mục tiêu của bình đăng giới như sau:
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Trên đây là nội dung giải đáp về mục tiêu của bình đẳng giới.
Mục tiêu của bình đẳng giới được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc bình đẳng giới cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào?
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Việc bình đẳng giới cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Theo đó, tại Điều 6 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định về các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới như sau:
- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Trên đây là nội dung giải đáp về các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới?
Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thái hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi được biết hiện nay vấn đề bình đẳng giới đang được mọi người rất quan tâm. Tôi cũng đang tìm hiểu về vấn đề này. Tôi có một số thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Trả lời:
Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới được quy định tại Điều 35 Luật Bình đẳng giới 2006, theo đó:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới thực hiện chức năng thanh tra về bình đẳng giới.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về bình đẳng giới bao gồm:
a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới;
b) Thanh tra việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới theo quy định của Luật này và pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
đ) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bình đẳng giới; đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn về thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Luật Bình đẳng giới 2006. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân