Trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân thì xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo như thế nào?
Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?
Tại Điều 27 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo, như sau:
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, căn cứ kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo xử lý tố cáo như sau:
a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, các quy định khác của Bộ Công an hoặc không vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thì khôi phục hoặc kiến nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, các quy định khác của Bộ Công an hoặc vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì người giải quyết tố cáo tiến hành các thủ tục để xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
c) Đối với hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điểm b khoản 1 Điều này mà không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì có văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm, đồng thời gửi kèm hồ sơ về hành vi vi phạm đó;
d) Đối với hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm thì có văn bản chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bàn giao cho Cơ quan điều tra là hồ sơ được lập trong quá trình giải quyết tố cáo phải được sao lại để lưu trữ theo quy định. Việc bàn giao hồ sơ được lập thành biên bản theo mẫu quy định;
2. Các văn bản kiến nghị xử lý tố cáo nêu tại điểm b, c khoản 1 Điều này phải ghi rõ thời gian hoàn thành các nội dung xử lý, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị được nêu tại điểm b, c khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo và cơ quan thanh tra cấp trên trực tiếp để quản lý công tác giải quyết tố cáo.
3. Nếu quá thời hạn mà kiến nghị xử lý tố cáo không được thực hiện thì người giải quyết tố cáo, Thủ trưởng cơ quan được giao xác minh nội dung tố cáo có văn bản đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao thực hiện việc xử lý tố cáo. Sau khi đôn đốc mà kiến nghị xử lý tố cáo không được thực hiện thì báo cáo Thủ trưởng có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, căn cứ kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo xử lý tố cáo như sau:
- Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, các quy định khác của Bộ Công an hoặc không vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thì khôi phục hoặc kiến nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
- Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, các quy định khác của Bộ Công an hoặc vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì người giải quyết tố cáo tiến hành các thủ tục để xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Đối với hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điểm b khoản 1 Điều này mà không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì có văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm, đồng thời gửi kèm hồ sơ về hành vi vi phạm đó;
- Đối với hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm thì có văn bản chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bàn giao cho Cơ quan điều tra là hồ sơ được lập trong quá trình giải quyết tố cáo phải được sao lại để lưu trữ theo quy định. Việc bàn giao hồ sơ được lập thành biên bản theo mẫu quy định;
Trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân thì xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo như thế nào? (Hình từ Internet)
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?
Căn cứ Điều 28 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, theo đó:
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo phải công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính phải công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và thông tin về người tố cáo.
2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài