Trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân việc trưng cầu giám định được tiến hành như thế nào?
Trưng cầu giám định trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định trưng cầu giám định, như sau:
1. Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo thì người giải quyết tố cáo ra quyết định trưng cầu giám định hoặc ủy quyền Chánh Thanh tra cùng cấp được giao xác minh hoặc người ra quyết định thành lập Tổ xác minh ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Việc trưng cầu giám định thực hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; thông tin, tài liệu, chứng cứ cần giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn đề nghị gửi kết luận giám định.
Như vậy, khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo thì người giải quyết tố cáo ra quyết định trưng cầu giám định hoặc ủy quyền Chánh Thanh tra cùng cấp được giao xác minh hoặc người ra quyết định thành lập Tổ xác minh ra quyết định trưng cầu giám định.
Trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân việc trưng cầu giám định được tiến hành như thế nào? (Hình từ Internet)
Gia hạn giải quyết tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân như thế nào?
Theo Điều 22 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định gia hạn giải quyết tố cáo, theo đó:
Trường hợp vụ việc tố cáo phức tạp hoặc đặc biệt phức tạp, khi thời hạn giải quyết tố cáo đã hết mà chưa hoàn thành việc giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo và thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết. Căn cứ xác định vụ việc phức tạp, đặc biệt phức tạp thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
Trong trường hợp vụ việc tố cáo phức tạp hoặc đặc biệt phức tạp, khi thời hạn giải quyết tố cáo đã hết mà chưa hoàn thành việc giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo và thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết.
Dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, theo đó:
1. Trước khi dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, Tổ xác minh phải tổ chức họp để rà soát, đánh giá kết quả xác minh, đối chiếu những thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được với những nội dung tố cáo trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật để xác định tính đúng, sai của nội dung tố cáo sau đó tiến hành dự thảo báo cáo kết quả xác minh theo mẫu quy định.
2. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo gồm các nội dung sau:
a) Nội dung tố cáo và kết quả xác minh từng nội dung tố cáo;
b) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo;
c) Nhận xét đánh giá về nội dung tố cáo được giao xác minh là đúng, đúng một phần hoặc sai; hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
đ) Trường hợp xác minh giải quyết lại vụ việc tố cáo hoặc giải quyết tố cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật Tố cáo thì ngoài các nội dung nêu trên, dự thảo báo cáo kết quả xác minh phải nêu rõ nội dung vi phạm pháp luật, trách nhiệm, nguyên nhân vi phạm pháp luật của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); kiến nghị xử lý cơ quan, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.
3. Tổ xác minh họp để thống nhất dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và báo cáo người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Trường hợp các thành viên có ý kiến khác nhau nhưng không ảnh hưởng đến bản chất của việc kết luận thì Tổ trưởng Tổ xác minh quyết định và chịu trách nhiệm. Trường hợp các ý kiến khác nhau, ảnh hưởng đến việc kết luận thì phải báo cáo xin ý kiến người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc người giải quyết tố cáo. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần thiết phải tham khảo ý kiến tư vấn của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan thì người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc người giải quyết tố cáo quyết định.
Nội dung họp Tổ xác minh phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi đầy đủ, cụ thể ý kiến tham gia của từng thành viên; những nội dung không đồng ý phải ghi rõ lý do, căn cứ không đồng ý và hướng giải quyết tiếp theo của việc không đồng ý đó.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài