Quy định về thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng?

Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng được quy định như thế nào? Trách nhiệm của các bộ, ngành trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội? Xin được giải đáp.

Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 34 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng như sau:

1. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng phải được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng.
2. Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả.
3. Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ phạm vi, đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả.
4. Trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả.
5. Hàng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định.

Theo đó, trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau.

Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả.

Quy định về thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng?

Quy định về thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của các bộ, ngành trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội?

Theo Điều 35 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các bộ, ngành như sau:

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo quy định;
b) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách trợ giúp xã hội và quản lý đối tượng;
d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan thẩm định, trình cấp có thẩm quyền trợ giúp khẩn cấp từ nguồn dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia và Luật Ngân sách nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan kiểm tra việc xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách theo quy định.
3. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm:
a) Rà soát, kiểm tra, tổng hợp số lượng, giá trị, mặt hàng dự trữ quốc gia cần cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Báo cáo kết quả xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Các bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ giúp xã hội

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào