Quy chuẩn về người sử dụng lao động đối với phương tiện bảo vệ cá nhân trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng?
Quy chuẩn người sử dụng lao động đối với phương tiện bảo vệ cá nhân trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng?
Tại Tiểu tiết 2.19.1.3 Tiết 2.19.1 Tiểu mục 2.19 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn người sử dụng lao động đối với phương tiện bảo vệ cá nhân trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng:
2.19.1.3 Người sử dụng lao động phải:
a) Cung cấp cho người lao động các chỉ dẫn phù hợp (ví dụ: dạng tờ rơi) và hướng dẫn để người lao động sử dụng, bảo quản các PTBVCN đúng cách;
b) Kiểm tra, giám sát người lao động sử dụng các PTBVCN đúng cách;
c) Bố trí nơi cất giữ, bảo quản các PTBVCN theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất;
d) Bố trí người quản lý có hiểu biết đúng, đầy đủ về bản chất của các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm, loại phạm vi và khả năng của từng loại PTBVCN. Người quản lý PTBVCN chịu trách nhiệm về:
- Chọn lựa, bàn giao cho người lao động các PTBVCN phù hợp với yêu cầu ĐBAT và sức khỏe theo công việc mà họ phải thực hiện (kể cả khi họ phải tiếp xúc với các điều kiện bất lợi);
- Bố trí, sắp xếp hợp lý để các PTBVCN được lưu trữ, bảo quản, làm sạch đúng cách;
- Thực hiện khử độc, khử trùng, diệt khuẩn, tẩy xạ (nếu cần thiết) định kỳ; đặc biệt chú ý tới những PTBVCN đã được sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm xạ.
2.19.1.4 Người lao động có trách nhiệm sử dụng và bảo quản đúng cách các PTBVCN đã được trang bị; khi chúng bị mất, hư hỏng, hết hạn sử dụng hoặc sản phẩm không phù hợp với cơ thể phải báo ngay cho người quản lý PTBVCN hoặc người sử dụng lao động để được cấp mới kịp thời.
2.19.1.5 Nếu người lao động phải làm việc một mình trên công trường, làm việc trong không gian hạn chế hoặc ở vị trí khó tiếp cận thì người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động thiết bị cảnh báo phù hợp trong tình trạng hoạt động tốt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Theo đó, quy chuẩn người sử dụng lao động đối với phương tiện bảo vệ cá nhân trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quy chuẩn về người sử dụng lao động đối với phương tiện bảo vệ cá nhân trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn điều kiện sinh hoạt cho người lao động tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.20.1 Tiểu mục 2.20 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn điều kiện sinh hoạt cho người lao động tại công trường xây dựng như sau:
2.20.1.1 Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các tiện ích để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cần thiết của người lao động trên công trường, bao gồm: Nhà (khu) ăn, chỗ ở tạm, khu thay đồ, khu vệ sinh, khu tắm, giặt và những tiện ích khác theo các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu cụ thể về quy mô của các tiện ích và chế độ phúc lợi (kể cả các trang thiết bị kèm theo) tại nơi làm việc thực hiện theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
CHÚ THÍCH 2: Nhà vệ sinh thực hiện theo quy định của QCVN 07-9:2016/BXD, QCVN 01:2011/BYT.
2.20.1.2 Nước uống phải được cung cấp đầy đủ và bố trí ở các vị trí thuận tiện, đảm bảo vệ sinh trên công trường. Chất lượng nước phải đảm bảo quy định tại 2.20.2.
2.20.1.3 Tại vị trí hợp lý trong công trường, người sử dụng lao động phải bố trí các tiện ích và đảm bảo giữ sạch sẽ các tiện ích sau đây (tùy thuộc vào số lượng người lao động và thời gian làm việc):
a) Khu vệ sinh riêng biệt cho nam, nữ;
b) Khu (phòng) thay đồ có có tủ quần áo và máy sấy quần áo (nếu có thể);
c) Chỗ nghỉ tạm trong thời gian phải ngừng công việc do điều kiện thời tiết bất lợi.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân