Trong đầu tư xây dựng thì số tiền bảo hiểm bắt buộc có được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng không?

Chào các anh chị Luật sư. Em hiện đang làm việc tại công trường xây dựng nhà văn hóa cấp III ở vị trí giám sát công trình nhưng em có thắc mắc là số tiền bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng có được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng không? Mong anh chị Luật sư tư vấn giải đáp. Tôi cảm ơn. 

Số tiền bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng có được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng không?

Tại Điều 10 Nghị định 119/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu, như sau:

1. Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành nhưng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
2. Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn, thiết kế.
3. Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng/người/vụ. Mức bồi thường cụ thể trong trường hợp người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba:
a) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là một trăm (100) triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
b) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:
- Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 (một nghìn) tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
- Đối với công trình có giá trị từ 1.000 (một nghìn) tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 (một trăm) tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Theo đó, bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thì số tiền bảo hiểm tối thiểu là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành nhưng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung. Do đó, số tiền bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng.

Trong đầu tư xây dựng thì số tiền bảo hiểm bắt buộc có được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng không?

Trong đầu tư xây dựng thì số tiền bảo hiểm bắt buộc có được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng không? (Hình từ Internet)

Thời hạn bảo hiểm trong hoạt đồng đầu tư xây dựng như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP quy định thời hạn bảo hiểm, theo đó:

1. Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
3. Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động.
4. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, thời hạn bảo hiểm trong hoạt đồng đầu tư xây dựng được thực hiện áp dụng theo quy định nêu trên.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng xây dựng

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào