Trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân thì việc lập hồ sơ giải quyết tố cáo và nhật ký Tổ xác minh như thế nào?
Lập hồ sơ giải quyết tố cáo và nhật ký Tổ xác minh trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?
Tại Điều 11 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định việc lập hồ sơ giải quyết tố cáo và nhật ký Tổ xác minh, như sau:
1. Ngay sau khi có quyết định thụ lý tố cáo, Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo, trình người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác được giao xác minh nội dung tố cáo ký quyết định lập hồ sơ giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Công an nhân dân.
2. Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập sổ nhật ký Tổ xác minh và ghi chép đầy đủ những hoạt động của Tổ xác minh trong quá trình giải quyết tố cáo.
Theo đó, ngay sau khi có quyết định thụ lý tố cáo, Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo, trình người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác được giao xác minh nội dung tố cáo ký quyết định lập hồ sơ giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Công an nhân dân.
Trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân thì việc lập hồ sơ giải quyết tố cáo và nhật ký Tổ xác minh như thế nào? (Hình từ Internet)
Lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?
Theo Điều 12 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định việc lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo, theo đó:
1. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo do Tổ trưởng Tổ xác minh lập và trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh phê duyệt.
2. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo gồm:
a) Căn cứ quyết định thành lập Tổ xác minh của người có thẩm quyền để tiến hành xác minh;
b) Mục đích, yêu cầu của việc xác minh;
c) Nội dung xác minh: Xác định cụ thể từng nội dung tố cáo phải xác minh làm rõ; biện pháp và các bước tiến hành xác minh từng nội dung tố cáo phải chi tiết, cụ thể, phải xác định thứ tự các công việc cần thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất;
d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cần phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, chứng cứ; dự kiến thời gian thực hiện từng công việc;
đ) Lực lượng phối hợp xác minh (nếu có);
e) Các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc xác minh;
g) Thời gian xác minh; việc báo cáo tiến độ thực hiện;
h) Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết tố cáo.
3. Tổ trưởng Tổ xác minh tổ chức họp Tổ xác minh để thống nhất và triển khai kế hoạch xác minh, phân công các thành viên thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Chuẩn bị kế hoạch thu thập tài liệu, hồ sơ có liên quan được nêu trong kế hoạch xác minh;
b) Chuẩn bị nội dung và kế hoạch làm việc với người tố cáo; dự thảo văn bản để trình người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh ký yêu cầu người tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo;
c) Chuẩn bị nội dung và kế hoạch làm việc với cơ quan, đơn vị, cá nhân bị tố cáo; dự thảo văn bản để trình người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh ký yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân bị tố cáo giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Chuẩn bị nội dung làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nội dung tố cáo; chuẩn bị văn bản để trình người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh ký yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo;
đ) Việc họp Tổ xác minh phải được lập thành biên bản để lưu hồ sơ hoặc ghi vào sổ nhật ký Tổ xác minh.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài