Quy chuẩn về bức xạ không ion hóa trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Quy chuẩn bức xạ không ion hóa trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiểu tiết 2.18.6.2 Tiết 2.18.6 Tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn bức xạ không ion hóa trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.18.6.2.1 Khi người lao động phải làm việc ở những nơi, khu vực mà họ phải tiếp xúc với bức xạ không ion hóa (đặc biệt trong các công việc hàn hoặc cắt bằng lửa), người sử dụng lao động phải trang bị và người lao động phải sử dụng các PTBVCN đầy đủ, phù hợp để bảo vệ mắt, mặt, da.
2.18.6.2.2 Người lao động liên tục làm việc trong điều kiện tiếp xúc với bức xạ không ion hóa (kể cả tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) có nguy cơ bị ung thư da. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn để người lao động tự nhận biết các dấu hiệu về tổn thương tiền ung thư da và đảm bảo cho người lao động được kiểm tra sức khỏe khi cần thiết và định kỳ tối thiểu 01 lần/năm.
CHÚ THÍCH: Việc ĐBAT cho người lao động phải tiếp xúc với bức xạ tia tử ngoại, điện từ trường, chiếu sáng và các nội dung khác quy định tại QCVN 23:2016/BYT, QCVN 21:2016/BYT, QCVN 25:2016/BYT và phải tuân thủ các quy định pháp luật khác về y tế.
Quy chuẩn bức xạ không ion hóa trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định theo pháp luật nêu trên.
Quy chuẩn về bức xạ không ion hóa trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn làm việc trong môi trường nóng, lạnh, ẩm để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.18.7 Tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn làm việc trong môi trường nóng, lạnh, ẩm để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.18.7.1 Người lao động phải làm việc trong môi trường nóng, lạnh hoặc ẩm ướt kéo dài có thể bị suy giảm sức khỏe. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong khi làm việc theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ và đặc biệt chú ý đến các nội dung sau:
a) Bố trí, sắp xếp hợp lý về khối lượng và thời gian làm việc phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lao động; đặc biệt chú ý đến người phải làm việc trong ca bin, trong không gian hạn chế, dưới nước hoặc ngoài trời;
b) Hướng dẫn để người lao động tự nhận biết được các biểu hiện sớm của rối loạn, mệt mỏi;
c) Cung cấp đầy đủ PTBVCN cho người lao động;
d) Theo dõi sức khỏe, giám sát y tế thường xuyên khi người lao động làm việc;
đ) Đảm bảo đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu;
e) Theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động.
2.18.7.2 Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp đủ các tiện ích cho người lao động tại nơi làm việc để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt, khi làm việc trong điều kiện nóng bức, phải có các khu vực nghỉ đảm bảo vệ sinh, thoáng mát và cung cấp đủ nước uống.
Quy chuẩn bụi trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.18.9 Tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn bụi trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.18.9.1 Để giảm các tác động có hại tới người lao động do bụi từ các máy, thiết bị và trong quá trình thi công, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:
a) Sử dụng máy, thiết bị thi công và áp dụng quy trình, biện pháp thi công ít phát sinh bụi;
b) Sử dụng các thiết bị, biện pháp đảm bảo kiểm soát bụi, đặc biệt là bụi mịn như sử dụng máy, thiết bị lọc bụi hoặc làm ẩm phù hợp và phải ĐBAT điện, hóa chất;
c) Bố trí công việc để người lao động giảm việc tiếp xúc và thời gian tiếp xúc trực tiếp với các khu vực có bụi;
d) Cung cấp cho người lao động phương tiện bảo vệ đường hô hấp (loại có thể sử dụng cùng với mũ bảo hộ) khi nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của QCVN 02:2019/BYT; đặc biệt tại những nơi có các loại bụi độc hại như bụi amiăng, bụi silic, bụi bông khoáng, bụi than.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân