Quy chuẩn về không khí nguy hiểm, độc hại trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn không khí nguy hiểm, độc hại trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy chuẩn bức xạ ion hóa trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn không khí nguy hiểm, độc hại trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại Tiết 2.18.5 Tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn không khí nguy hiểm, độc hại trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.18.5.1 Nếu nơi làm việc của người lao động có không khí nguy hiểm, độc hại thì phải thực hiện tất cả các biện pháp ĐBAT theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ và các QCVN có liên quan.
CHÚ THÍCH 1: Không khí nguy hiểm, độc hại: Không khí bị thiếu oxy (hàm lượng ô xy dưới 20%); có khí dễ cháy nổ; có chất, hóa chất nguy hiểm phát tán trong không khí.
CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu về điều kiện an toàn làm việc trong môi trường không khí nguy hiểm, độc hại quy định tại QCVN 34:2018/BLĐTBXH và QCVN 03:2019/BYT.
2.18.5.2 Người sử dụng lao động phải đo, kiểm tra chất lượng không khí tại nơi làm việc và phải xác lập các điều kiện để vào nơi làm việc có không khí nguy hiểm, độc hại. Bên trong khu vực có không khí nguy hiểm, độc hại phải có thiết bị, biện pháp cảnh báo khi chất lượng không khí không đảm bảo theo quy định. Nếu không khí không đảm bảo điều kiện để làm việc thì người sử dụng lao động phải có biện pháp xử lý và xác nhận là đã ĐBAT. Việc ra vào khu vực có không khí nguy hiểm, độc hại phải được giám sát bởi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ và tuân thủ các quy định tại 2.18.5.4, 2.18.5.5.
CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công, quản lý an toàn của nhà thầu hoặc giám sát an toàn, xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).
CHÚ THÍCH 2: Việc đo, kiểm tra chất lượng không khí phải được lặp lại theo các khoảng thời gian phù hợp và tối thiểu 01 (một) lần trong mỗi ca làm việc.
CHÚ THÍCH 3: Việc đo, kiểm tra không khí phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoặc được huấn luyện, đào tạo theo quy định của pháp luật thực hiện.
2.18.5.3 Đối với các không gian hạn chế, khu vực có không khí dễ cháy, nổ: Không được phép sử dụng ánh sáng trần, lửa trần hoặc thực hiện các công việc tạo nhiệt (ví dụ: hàn, cắt) trừ trường hợp đã kiểm tra, xử lý và khẳng định an toàn bởi người có thẩm quyền. Việc đo, kiểm tra, xử lý và ra vào không gian hạn chế, khu vực có không khí dễ cháy, nổ phải thực hiện theo quy định tại 2.18.5.2, 2.18.5.4 và 2.18.5.5. Chỉ được sử dụng các thiết bị, dụng cụ không phát tia lửa, đèn cầm tay có bảo vệ chống cháy và đèn pin an toàn để thực hiện kiểm tra ban đầu, khi vệ sinh làm sạch hoặc các công việc cần thiết khác để ĐBAT.
2.18.5.4 Không được phép vào không gian hạn chế, khu vực có không khí nguy hiểm, độc hại trừ trường hợp chất lượng không khí đã được người có thẩm quyền (xem 2.18.5.2) kiểm tra, xác nhận là ĐBAT để làm việc và có thông gió đảm bảo.
2.18.5.5 Nếu các điều kiện quy định tại 2.18.5.4 không được đáp ứng đầy đủ, người lao động chỉ được phép vào khu vực nêu tại 2.18.5.4 khi đã được cung cấp và sử dụng các phương tiện, thiết bị ĐBAT bao gồm đường cấp khí để thở (hoặc thiết bị thở cá nhân), dây an toàn với dây cứu sinh và các PTBVCN cần thiết khác. Thời gian làm việc của người lao động căn cứ vào khoảng thời gian sử dụng an toàn của các thiết bị cấp khí và phải được người sử dụng lao động quy định, giám sát.
2.18.5.6 Khi người lao động đang ở trong không gian hạn chế hoặc khu vực có không khí nguy hiểm, độc hại, người sử dụng lao động phải đảm bảo:
a) Có đủ các phương tiện và thiết bị dự phòng trong tình trạng sử dụng tốt, bao gồm các thiết bị thở, thiết bị hồi sức và cấp oxy để sử dụng cho mục đích cứu nạn;
b) Có người làm nhiệm vụ cứu nạn trực bên trong khu vực làm việc hoặc ở gần các lỗ mở, cửa mở (nơi dẫn đến khu vực có không khí ĐBAT);
c) Có đủ các phương tiện, phương pháp liên lạc hiệu quả giữa người lao động với những người làm nhiệm vụ cứu nạn.

Như vậy, quy chuẩn không khí nguy hiểm, độc hại trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được thực hiện theo quy định nêu trên.

Quy chuẩn về không khí nguy hiểm, độc hại trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn về không khí nguy hiểm, độc hại trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy chuẩn bức xạ ion hóa trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại Tiểu tiết 2.18.6.1 Tiết 2.18.6 Tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn bức xạ ion hóa trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.18.6.1.1 Trong trường hợp người lao động phải làm việc ở nơi có nguy cơ tiếp xúc với bức xạ ion hóa, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và biện pháp ĐBAT với các quy định nghiêm ngặt để thực hiện, giám sát và ĐBAT cho người lao động theo các quy định.
CHÚ THÍCH 1: Người lao động có nguy cơ cao tiếp xúc với bức xạ ion hóa khi phải làm việc trong các cơ sở công nghiệp năng lượng hạt nhân hoặc bên trong các công trình có chứa vật liệu hạt nhân hoặc phải thực hiện các công việc có sử dụng nguồn phóng xạ.
CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu cụ thể về ĐBAT, an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào