Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn bệnh Liên cầu khuẩn lợn được hiểu như thế nào?
Hiểu như thế nào về bệnh Liên cầu khuẩn lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Theo mục 1 Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
1. Giới thiệu về bệnh Liên cầu khuẩn lợn
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (Streptoccocus suis) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Ở lợn, bệnh do vi khuẩn Streptoccocus suis (Str. suis) gây ra. Đặc trưng lâm sàng của bệnh là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm khớp và viêm phế quản phổi. Có hai típ gây bệnh là Str. suis típ 1 và Str. suis típ 2. Vi khuẩn Str. suis típ 2 có khả năng gây bệnh cho người. Vi khuẩn Str. suis típ 2 còn gây ra nhiều ổ dịch viêm màng não ở lợn con 10-14 ngày sau cai sữa. Gần đây, bệnh hay xảy ra ở lợn sau cai sữa chăn nuôi tập trung với mật độ cao. Nhiều trường hợp bệnh xảy ra đối với lợn sau cai sữa và lợn vỗ béo do liên quan đến yếu tố stress như vận chuyển, xáo trộn đàn, mật độ quá cao và không đủ thông gió.
b) Sức đề kháng của vi khuẩn: Vi khuẩn Str.suis có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác; có thể sống trong phân ở nhiệt độ 0°C tới 104 ngày, ở 9°C trong 10 ngày, ở 22°C đến 25°C trong 8 ngày. Vi khuẩn bị vô hoạt nhanh chóng bằng các thuốc sát trùng dùng phổ biến ở các trại chăn nuôi, nước xà phòng nồng độ 1/500 có thể diệt vi khuẩn trong vòng 1 phút. Vi khuẩn có thể sống trong xác lợn chết ở 40°C trong 6 tuần.
1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây
a) Loài mắc: Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, hay gặp nhất là lợn con từ 5 đến 10 tuần tuổi.
b) Nguồn bệnh: Phân, sản phẩm của lợn sau giết mổ, đường sinh dục của lợn cái mắc bệnh có chứa vi khuẩn.
c) Đường truyền lây
- Bệnh lây lan trong đàn do tiếp xúc giữa lợn khỏe và lợn bệnh. Lợn mẹ bị bệnh truyền sang con. Bệnh còn có thể lây qua đường hô hấp, đây là đường lây truyền có ý nghĩa quan trọng do số lượng vi khuẩn trong môi trường rất lớn. Ngoài ra bệnh còn có thể lây truyền qua dụng cụ chăn nuôi và một số nhân tố trung gian như ruồi, một số loài chim và vật mang khác.
- Vi khuẩn khu trú ở đường hô hấp trên của lợn khỏe mạnh, các hốc của hạch amidan, sau đó xâm nhập vào hệ tuần hoàn và gây bệnh. Lợn con thường bị chết do nhiễm trùng máu cấp tính, lợn lớn hơn thì vi khuẩn có thể khu trú ở các xoang hoạt dịch, nội tâm mạc, mắt, màng não. Thời gian nhiễm khuẩn huyết là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát sinh viêm màng não do Str. suis (típ 2). Những mẫu vi khuẩn Str. suis (típ 2) gây bệnh phân lập được là loại có vỏ bọc và đề kháng khá cao với thực bào. Vi khuẩn có thể sống và nhân lên trong đại thực bào, có thể xâm nhập vào dịch não tủy thông qua bạch cầu đơn nhân di chuyển qua lưới mao mạch.
1.3. Triệu chứng lâm sàng
a) Lợn 2 đến 6 tuần tuổi thường mắc bệnh thể viêm màng não và viêm khớp xảy ra riêng rẽ hoặc kết hợp; lợn con bị nhiễm trong cùng một ô chuồng thường mắc bệnh nặng hơn. Con vật sốt cao, thường sốt tới 42,5°C. Bỏ ăn, sưng hầu, mệt mỏi, ủ rũ, khó nuốt và cơ thể suy sụp. Giai đoạn đầu của bệnh, con vật có triệu chứng thần kinh, co giật cơ, mất cân bằng, hoạt động khó khăn, đi lại loạng choạng, xiêu vẹo, bước đi cứng nhắc, tai xuôi ép về phía thân, nằm nghiêng một bên, chân đạp bơi chèo rồi chết. Mắt có thể bị mù, co giật cầu mắt. Một số trường hợp viêm rốn, viêm nội tâm mạc.
b) Trong các đợt dịch viêm màng não do Str. suis (típ 2), có một hoặc nhiều con có biểu hiện chết đột ngột mà không có triệu chứng của bệnh, những con còn sống đi lại loạng choạng hoặc không đứng được. Ngoài ra còn thấy viêm van tim ở lợn 13 tuần tuổi nuôi vỗ béo ở trại lợn đã từng có bệnh viêm màng não do Str.suis.
Vi khuẩn có thể nuôi cấy từ dịch khớp, dịch não tủy, máu, mô não, phổi, mẫu swab đường hô hấp trên và từ hạch amidan của lợn khỏe.
1.4. Bệnh tích
Lợn chết do Str. suis (típ 2) có bệnh tích đại thể và vi thể bao gồm bại huyết, viêm khớp, viêm phổi và màng phổi xuất huyết hoặc viêm tơ huyết, viêm màng não mủ, viêm cơ tim thoái hóa xuất huyết, viêm van tim hai lá, viêm nội tâm mạc hóa mủ, ngoài ra còn viêm âm đạo và sảy thai. Trong trường hợp viêm màng não, dịch não tủy bị đục, xung huyết và viêm màng não tích tụ thể trắng, ổ mủ ở vùng dưới nhện. Hầu hết các trường hợp lưới võng mạc nội mô bị ảnh hưởng nặng, các mạch máu ở tâm thất, não và tủy sống bị tắc nghẽn do dịch thẩm xuất, nhiều khi gây ra phù não. Mô thần kinh của tủy sống, tiểu não và cuống não có thể bị thoái hóa dạng lỏng.
Theo đó, Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (Streptoccocus suis) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Ở lợn, bệnh do vi khuẩn Streptoccocus suis (Str. suis) gây ra. Đặc trưng lâm sàng của bệnh là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm khớp và viêm phế quản phổi. Có hai típ gây bệnh là Str. suis típ 1 và Str. suis típ 2. Vi khuẩn Str. suis típ 2 có khả năng gây bệnh cho người. Vi khuẩn Str. suis típ 2 còn gây ra nhiều ổ dịch viêm màng não ở lợn con 10-14 ngày sau cai sữa.
Gần đây, bệnh hay xảy ra ở lợn sau cai sữa chăn nuôi tập trung với mật độ cao. Nhiều trường hợp bệnh xảy ra đối với lợn sau cai sữa và lợn vỗ béo do liên quan đến yếu tố stress như vận chuyển, xáo trộn đàn, mật độ quá cao và không đủ thông gió.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn bệnh Liên cầu khuẩn lợn được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Phòng bệnh Liên cầu khuẩn lợn bằng vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Căn cứ mục 2 Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
2. Phòng bệnh bằng vắc-xin
Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Liên cầu khuẩn lợn, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn.
Theo quy định thì hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Liên cầu khuẩn lợn, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài