Về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại được quy định như thế nào?
Quy định như thế nào về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại?
Tại mục 2 Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
2. Quy định về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại
2.1. Đối với chủ nuôi chó, mèo (gọi chung là chủ vật nuôi)
a) Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư;
b) Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
c) Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;
d) Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
đ) Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Lập sổ quản lý chó nuôi trên địa bàn bao gồm các thông tin sau đây:
- Họ tên và địa chỉ của chủ vật nuôi;
- Số lượng chó nuôi;
- Ngày, tháng, năm tiêm phòng vắc-xin dại.
b) Hằng năm trước đợt tiêm phòng phải rà soát, thống kê, cập nhập thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn;
c) Quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông và bắt động vật mắc bệnh Dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách;
đ) Phối hợp với cơ quan y tế tổ chức được tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách theo quy định của ngành y tế.
Quy định về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại như sau
- Đối với chủ nuôi chó, mèo (gọi chung là chủ vật nuôi)
+ Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư;
+ Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
+ Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;
+ Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
+ Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
Về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý khẩn cấp ổ dịch Dại động vật được quy định như thế nào?
Theo mục 4 Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
4. Xử lý khẩn cấp ổ dịch Dại động vật
4.1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công bố dịch theo quy định tại Điều 26 của Luật thú y.
4.2. Tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ dịch
a) Tiêm phòng khẩn cấp vắc-xin dại cho toàn bộ đàn chó, mèo khỏe mạnh trong xã có ổ dịch Dại và các xã tiếp giáp với xã có dịch.
b) Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng Dại.
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo để bao vây ổ dịch.
4.3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 9 của Luật thú y. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại Điều 25, Điều 27, Điều 28, Điều 29 và Điều 30 của Luật thú y.
4.4. Người tham gia xử lý ổ dịch Dại phải sử dụng bảo hộ cá nhân phù hợp (bao gồm kính bảo vệ mắt, khẩu trang y tế, găng tay, ủng và quần áo bảo hộ) theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Xử lý khẩn cấp ổ dịch Dại động vật được quy định như sau:
- Tiêm phòng khẩn cấp vắc-xin dại cho toàn bộ đàn chó, mèo khỏe mạnh trong xã có ổ dịch Dại và các xã tiếp giáp với xã có dịch.
- Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng Dại.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo để bao vây ổ dịch.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài