Các biện pháp nào về quan trắc khí thải công nghiệp cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phải thực hiện là gì?
- Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh phải thực hiện các biện pháp nào?
- Trường hợp chủ dự án, cơ sở báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quy định phải thực hiện các biện pháp nào?
- Quản lý thông tin môi trường được quy định như thế nào và bao gồm các hoạt động nào?
Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh phải thực hiện các biện pháp nào?
Tại khoản 7 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh khi phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thông qua hoạt động tự quan trắc định kỳ, quan trắc tự động, liên tục phải thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến chủ dự án, cơ sở biết về kết quả quan trắc bụi, khí thải (định kỳ hoặc tự động, liên tục) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và yêu cầu khắc phục theo quy định. Sau khi có văn bản thông báo quy định tại điểm này, nếu kết quả quan trắc vẫn tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức làm việc với chủ dự án, cơ sở và lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức đo đạc, lấy mẫu hiện trường để phân tích các thông số ô nhiễm trong bụi, khí thải. Kết quả phân tích mẫu khí thải là căn cứ để xem xét, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Kinh phí đo đạc, lấy và phân tích mẫu được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
Theo đó, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh phải thực hiện các biện pháp sau:
- Có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến chủ dự án, cơ sở biết về kết quả quan trắc bụi, khí thải (định kỳ hoặc tự động, liên tục) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và yêu cầu khắc phục theo quy định. Sau khi có văn bản thông báo quy định tại điểm này, nếu kết quả quan trắc vẫn tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức làm việc với chủ dự án, cơ sở và lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức đo đạc, lấy mẫu hiện trường để phân tích các thông số ô nhiễm trong bụi, khí thải. Kết quả phân tích mẫu khí thải là căn cứ để xem xét, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Kinh phí đo đạc, lấy và phân tích mẫu được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
Các biện pháp nào về quan trắc khí thải công nghiệp cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phải thực hiện là gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp chủ dự án, cơ sở báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quy định phải thực hiện các biện pháp nào?
Tại khoản 8 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp chủ dự án, cơ sở báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quy định (bao gồm cả các trường hợp được miễn thực hiện quan trắc bụi, khí thải định kỳ), chủ dự án, cơ sở phải bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp sau:
a) Rà soát công trình xử lý bụi, khí thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm;
b) Thực hiện cải tạo, nâng cấp công trình xử lý bụi, khí thải (nếu có);
c) Vận hành lại công trình xử lý bụi, khí thải trong trường hợp phải cải tạo, nâng cấp công trình xử lý bụi, khí thải; tiến hành quan trắc bụi, khí thải theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm bụi, khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải trước khi xả ra môi trường.
Ngoài ra, tại Khoản 9 Điều này quy định tổ chức thực hiện quan trắc chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các kết quả quan trắc bụi, khí thải công nghiệp cho chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chủ dự án, cơ sở báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quy định phải thực hiện các biện pháp sau:
- Rà soát công trình xử lý bụi, khí thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm;
- Thực hiện cải tạo, nâng cấp công trình xử lý bụi, khí thải (nếu có);
- Vận hành lại công trình xử lý bụi, khí thải trong trường hợp phải cải tạo, nâng cấp công trình xử lý bụi, khí thải; tiến hành quan trắc bụi, khí thải theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm bụi, khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải trước khi xả ra môi trường.
Quản lý thông tin môi trường được quy định như thế nào và bao gồm các hoạt động nào?
Tại Điều 99 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý thông tin môi trường và các hoạt động quản lý như sau:
1. Nội dung thông tin môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
a) Thông tin về nguồn thải bao gồm: thông tin về chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; thông tin về phát sinh và nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn, chất thải nguy hại; thông tin về phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; thông tin về chất thải nguy hại được tiếp nhận xử lý đối với cơ sở dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường khác; thông tin về nguồn phát thải từ hoạt động giao thông, sản xuất nông nghiệp, hoạt động dân sinh;
b) Thông tin về chất thải bao gồm: khối lượng phát sinh, thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng đối với từng loại hình chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, bụi, khí thải và các loại chất thải khác theo quy định của pháp luật; các công nghệ, công trình xử lý chất thải, kết quả quan trắc các loại chất thải;
c) Thông tin về hiện trạng chất lượng môi trường bao gồm thông tin, dữ liệu về hiện trạng, diễn biến và dự báo chất lượng môi trường không khí, đất, nước mặt lục địa, trầm tích, nước dưới đất, nước biển; phân vùng mục đích sử dụng nước, hạn ngạch xả thải vào môi trường nước; các điểm, khu vực bị ô nhiễm môi trường, thông tin về sự cố môi trường, các khu vực bị ô nhiễm tồn lưu; kế hoạch và các biện pháp khắc phục, xử lý, phục hồi môi trường, giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;
d) Thông tin về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm thông tin về các khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; vùng đất ngập nước quan trọng; thông tin về hệ sinh thái tự nhiên, loài sinh vật và nguồn gen; thông tin về áp lực lên đa dạng sinh học; các biện pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; các loại giấy phép trong quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Quản lý thông tin môi trường bao gồm các hoạt động:
a) Tổ chức thu nhận thông tin môi trường và thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, tạo ra thông tin; thời gian cung cấp, tạo ra thông tin theo quy định của pháp luật;
b) Tích hợp, lưu giữ thông tin môi trường vào cơ sở dữ liệu môi trường thông qua các nền tảng ứng dụng, dịch vụ dữ liệu số về môi trường và các hệ thống quản lý hồ sơ, tài liệu khác theo quy định;
c) Cung cấp thông tin môi trường, thông tin mô tả về thông tin môi trường cho cơ quan quản lý môi trường theo quy định tại Điều 100 Nghị định này;
d) Cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân và công khai thông tin môi trường theo quy định tại Điều 101 và Điều 102 Nghị định này;
đ) Xử lý, tổng hợp thông tin môi trường phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi