Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin về bệnh Dịch tả lợn thực hiện như thế nào?
Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin về bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Tại mục 2 Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin
2.1. Đối tượng tiêm phòng
a) Lợn trong các trang trại, cơ sở nuôi tập trung, trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
b) Đàn lợn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Lợn nái, lợn đực giống do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.2. Phạm vi tiêm phòng: Khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.3. Thời gian tiêm phòng
a) Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với đàn lợn mới phát sinh, đàn lợn đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
2.4. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp đảm bảo hiệu quả tiêm phòng.
2.5. Trong quá trình thực hiện tiêm phòng, không được làm rơi vãi vắc-xin Dịch tả lợn ra ngoài môi trường. Sau khi tiêm phòng, toàn bộ dụng cụ tiêm phòng phải được tiệt trùng, vỏ chai, lọ vắc xin phải được thu hồi, tiêu hủy.
Như vậy, phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin về bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được quy định như sau:
- Đối tượng tiêm phòng
+ Lợn trong các trang trại, cơ sở nuôi tập trung, trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
+ Đàn lợn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Lợn nái, lợn đực giống do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
- Phạm vi tiêm phòng: Khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
- Thời gian tiêm phòng
+ Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với đàn lợn mới phát sinh, đàn lợn đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
+ Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin về bệnh Dịch tả lợn thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Giám sát bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Căn cứ mục 4 Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
4. Giám sát bệnh Dịch tả lợn
4.1. Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn lợn mới nuôi, trong khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
4.2. Giám sát lưu hành vi rút
Mẫu xét nghiệm là máu, huyết thanh của lợn đang sốt cao hoặc thận, lách, hạch amidan, van hồi manh tràng của lợn mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh.
4.3. Giám sát sau tiêm phòng
a) Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn lợn sau khi được tiêm vắc-xin;
b) Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng;
c) Thời điểm lấy mẫu: Sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.
4.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn, trong đó có kế hoạch giám sát bệnh Dịch tả, bao gồm: giám sát lâm sàng, giám sát lưu hành vi rút hoặc giám sát sau tiêm phòng. Việc giám sát được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
4.5. Trong quá trình giám sát lưu hành vi rút, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý như đối với ổ dịch Dịch tả lợn.
Theo đó, việc giám sát bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được thực hiện như sau: Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn lợn mới nuôi, trong khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
Xử lý lợn mắc bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Theo mục 5 Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
5. Xử lý lợn mắc bệnh
5.1. Lợn bị mắc bệnh Dịch tả được xử lý như sau:
a) Tiêu hủy ngay lợn chết do bệnh;
b) Đối với các ổ dịch nhỏ lẻ mới xảy ra trên địa bàn: Khuyến khích tiêu hủy lợn mắc bệnh, cách ly triệt để lợn chưa bị mắc bệnh để theo dõi; khuyến khích giết mổ để tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng với lợn mắc bệnh;
c) Đối với trường hợp dịch xảy ra ở diện rộng: Khuyến khích tiêu hủy số lợn mắc bệnh nặng (lợn mắc bệnh nặng là những lợn có bệnh, đã được chăm sóc tích cực, được hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong vòng 07 ngày nhưng không có khả năng bình phục), nuôi cách ly lợn mắc bệnh nhẹ để theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh; khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh chưa được tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn trong cùng ô chuồng với lợn mắc bệnh, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly để theo dõi.
5.2. Việc xử lý lợn mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dịch tả lợn hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận lợn bị mắc bệnh Dịch tả lợn.
5.3. Việc xử lý lợn mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài