Quy định của pháp luật về các hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như thế nào?
- Các hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là gì?
- Đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường?
- Điều kiện về năng lực quan trắc môi trường đối với tổ chức để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường là gì?
Các hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là gì?
Tại Điều 89 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về các hoạt động quan trắc phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
1. Chương trình quan trắc môi trường quốc gia.
2. Chương trình quan trắc môi trường địa phương.
3. Chương trình quan trắc môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Hoạt động dịch vụ quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trừ hoạt động kiểm định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
5. Hoạt động quan trắc môi trường phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.
6. Hoạt động quan trắc môi trường phục vụ mục đích quản lý của ngành, lĩnh vực quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trườngđược thực hiện theo quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực.
Các hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm:
- Chương trình quan trắc môi trường quốc gia.
- Chương trình quan trắc môi trường địa phương.
- Chương trình quan trắc môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hoạt động dịch vụ quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trừ hoạt động kiểm định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
- Hoạt động quan trắc môi trường phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.
Quy định của pháp luật về các hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường?
Tại Điều 90 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về các đối tượng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường như sau:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thử nghiệm được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
3. Tổ chức sự nghiệp công lập có chức năng hoạt động trong lĩnh vực môi trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, các đối tượng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường là:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thử nghiệm được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Tổ chức sự nghiệp công lập có chức năng hoạt động trong lĩnh vực môi trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều kiện về năng lực quan trắc môi trường đối với tổ chức để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường là gì?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 91 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện về năng lực quan trắc môi trường đối với tổ chức để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường như sau:
1. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trừ đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Điều kiện về năng lực quan trắc môi trường đối với tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Có quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có hoạt động quan trắc môi trường;
b) Có năng lực thực hiện quan trắc môi trường đối với tối thiểu một trong các nền mẫu môi trường bao gồm: nước mặt lục địa; nước thải; nước dưới đất; nước biển; không khí xung quanh; khí thải; đất; trầm tích; bùn; chất thải rắn; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Đối với mỗi nền mẫu môi trường (trừ mẫu khí thải) mà tổ chức đề nghị chứng nhận, tổ chức phải có năng lực thực hiện cả hoạt động quan trắc hiện trường và hoạt động phân tích môi trường. Năng lực phân tích môi trường đối với mỗi nền mẫu (trừ nền mẫu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị) mà tổ chức đề nghị chứng nhận phải bảo đảm điều kiện tối thiểu tại các điểm c, d, đ, e và g khoản này;
c) Đối với năng lực phân tích mẫu nước mặt lục địa hoặc nước thải mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng phốt pho (TP), tổng nitơ (TN);
d) Đối với năng lực phân tích mẫu nước dưới đất mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: chỉ số pecmanganat, NH4+, NO3-, Fe;
đ) Đối với năng lực phân tích mẫu nước biển mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: TSS, NH4+, PO43-;
e) Đối với năng lực phân tích mẫu không khí (không khí xung quanh hoặc khí thải công nghiệp) mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: SO2, NO2, CO, tổng bụi lơ lửng (TSP);
g) Đối với năng lực phân tích mẫu đất hoặc trầm tích hoặc bùn thải từ hệ thống xử lý nước hoặc chất thải rắn mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định bao gồm: pH; các kim loại (gồm có: As, Cu, Zn, Pb, Ni, Cd, Cr, Hg) hoặc các hợp chất hữu cơ (hợp chất clo hữu cơ hoặc hợp chất phốt pho hữu cơ).
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi