Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch bệnh Nhiệt thán như thế nào?
- Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Xử lý động vật mắc bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Theo mục 3 Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
3. Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra
3.1. Khi có ổ dịch Nhiệt thán xảy ra, tổ chức tiêm phòng vắc-xin Nhiệt thán cho trâu, bò, ngựa, dê, cừu tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với trâu, bò, ngựa, dê, cừu tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh với xã có dịch.
3.2. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
- Khi có ổ dịch Nhiệt thán xảy ra, tổ chức tiêm phòng vắc-xin Nhiệt thán cho trâu, bò, ngựa, dê, cừu tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với trâu, bò, ngựa, dê, cừu tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh với xã có dịch.
- Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch bệnh Nhiệt thán như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý động vật mắc bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Tại mục 5 Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định xử lý động vật mắc bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
5. Xử lý động vật mắc bệnh
5.1. Không được phép mổ xác chết hoặc giết mổ đối với động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh Nhiệt thán.
5.2. Động vật mẫn cảm với bệnh Nhiệt thán trong cùng đàn với động vật mắc bệnh phải được nuôi cách ly để theo dõi.
5.3. Tiêu hủy bắt buộc gia súc bị chết, bị mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh Nhiệt thán theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này và theo các bước như sau:
a) Trước khi đưa xác gia súc đi tiêu hủy phải đốt và nút kỹ các lỗ tự nhiên; bọc kín xác gia súc để ngăn không cho dịch tiết thoát ra ngoài môi trường; rắc vôi bột để khử trùng;
b) Chọn hố chôn ở nơi cao ráo, cách xa bãi chăn, nguồn nước, đường giao thông, khu dân cư;
c) Đổ một lớp vôi, tốt nhất là vôi cục chưa tôi xuống đáy hố chôn trước khi cho xác gia súc vào hố;
d) Đốt xác gia súc trong hố chôn; sử dụng nguyên liệu chất đốt đảm bảo xác gia súc chết được đốt cháy hết; đổ một lớp vôi, tốt nhất là vôi cục chưa tôi lên trên xác gia súc đã bị đốt;
đ) Xây mả gia súc mắc bệnh Nhiệt thán: Sau khi đốt xác gia súc, phải đổ bê tông vào hố chôn, đánh dấu cảnh báo “Mả gia súc mắc bệnh Nhiệt thán! Cấm chăn thả gia súc”, ngăn chặn gia súc cẩn thận bằng rào chắn xung quanh mả.
Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Căn cứ mục 6 Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định chẩn đoán xét nghiệm bệnh Nhiệt thán xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
6. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh
6.1. Mẫu bệnh phẩm là máu, mẩu tai hoặc mẩu lách của con vật nghi mắc bệnh.
6.2. Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bảo đảm không rò rỉ ra môi trường, bảo quản trong điều kiện lạnh khoảng 2°C đến 8°C và chuyển ngay về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
6.3. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Nhiệt thán quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5274: 2010.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài