Khi có ổ dịch xảy ra thì việc tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm khẩn cấp được quy định như thế nào?
Tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra được quy định như thế nào?
Căn cứ mục 3 Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
3. Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra
3.1. Khi có ổ dịch Cúm gia cầm xảy ra, tổ chức tiêm phòng cho gia cầm khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia cầm mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.
3.2. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
Khi có ổ dịch Cúm gia cầm xảy ra, tổ chức tiêm phòng khẩn cấp cho gia cầm khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia cầm mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
Khi có ổ dịch xảy ra thì việc tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm khẩn cấp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Giám sát bệnh Cúm gia cầm như thế nào?
Theo mục 4 Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
4. Giám sát bệnh Cúm gia cầm
4.1. Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn gia cầm mới nuôi, đàn gia cầm trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
4.2. Giám sát lưu hành vi rút cúm (thể độc lực cao hoặc chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người).
Lấy mẫu dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp, mẫu phân tươi, mẫu bệnh phẩm tổ chức để giám sát lưu hành vi rút và giám sát sự biến đổi của vi rút.
4.3. Giám sát sau tiêm phòng
a) Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi được tiêm vắc-xin;
b) Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể sau tiêm phòng;
c) Thời điểm lấy mẫu: Sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.
4.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm, trong đó có kế hoạch giám sát bệnh Cúm gia cầm, bao gồm: giám sát lâm sàng, giám sát lưu hành vi rút hoặc giám sát sau tiêm phòng. Việc giám sát được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
4.5. Trong quá trình giám sát, đàn gia cầm có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 hoặc chủng vi rút cúm có khả năng truyền lây bệnh và gây tử vong cho người thì xử lý như đối với ổ dịch Cúm gia cầm.
Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn gia cầm mới nuôi, đàn gia cầm trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
Giám sát lưu hành vi rút cúm: Lấy mẫu dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp, mẫu phân tươi, mẫu bệnh phẩm tổ chức để giám sát lưu hành vi rút và giám sát sự biến đổi của vi rút.
Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi được tiêm vắc-xin; Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể sau tiêm phòng.
Xử lý gia cầm mắc bệnh Cúm gia cầm như thế nào?
Tại mục 5 Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
5. Xử lý gia cầm mắc bệnh
5.1. Gia cầm bị tiêu hủy trong các trường hợp sau đây:
a) Đàn gia cầm phát hiện mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao;
b) Đàn gia cầm nuôi thả rông xung quanh mà chưa được tiêm phòng vắc xin cúm và đã tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh hoặc tiếp xúc với đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao;
5.2. Việc tiêu hủy gia cầm phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính vi rút cúm A/H5N1 hoặc vi rút cúm A/H5N6 hoặc chủng vi rút cúm có khả năng truyền lây bệnh và gây tử vong cho người hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận là mắc bệnh cúm gia cầm.
5.3. Việc xử lý gia cầm mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
Gia cầm bị tiêu hủy khi đàn gia cầm phát hiện mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao; Đàn gia cầm nuôi thả rông xung quanh mà chưa được tiêm phòng vắc xin cúm và đã tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh hoặc tiếp xúc với đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao;
Việc tiêu hủy gia cầm phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính vi rút cúm A/H5N1 hoặc vi rút cúm A/H5N6 hoặc chủng vi rút cúm có khả năng truyền lây bệnh và gây tử vong cho người hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận là mắc bệnh cúm gia cầm.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài