Quy định về sáng kiến trong ngành Ngân hàng?
Sáng kiến trong ngành Ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 17/2019/TT-NHNN quy định sáng kiến trong ngành Ngân hàng như sau:
Sáng kiến trong ngành Ngân hàng
1. Sáng kiến trong ngành Ngân hàng (sau đây gọi là sáng kiến) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó được áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, mang lại lợi ích thiết thực (hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội), nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, bao gồm:
a) Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích nhất định trong công việc;
b) Giải pháp kỹ thuật là cách thức, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác định;
c) Giải pháp tác nghiệp là việc tham mưu, đề xuất các phương pháp thực hiện nhiệm vụ giúp chủ thể quản lý giải quyết công việc đạt hiệu quả;
d) Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới là phương pháp, cách thức, biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn hoạt động ngân hàng.
2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
a) Sáng kiến đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc (sau đây gọi là sáng kiến cấp toàn quốc) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng trong ngành Ngân hàng mang lại lợi ích thiết thực trong toàn quốc;
b) Sáng kiến đạt hiệu quả và có phạm vi ảnh hưởng trong ngành Ngân hàng (sau đây gọi là sáng kiến cấp Ngành) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực đối với ngành Ngân hàng;
c) Sáng kiến đạt hiệu quả và có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở (sau đây gọi là sáng kiến cấp cơ sở) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực đối với hoạt động của đơn vị.
Sáng kiến trong ngành Ngân hàng là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó được áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, mang lại lợi ích thiết thực (hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội), nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, bao gồm:
+ Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích nhất định trong công việc; Giải pháp kỹ thuật là cách thức, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác định;
+ Giải pháp tác nghiệp là việc tham mưu, đề xuất các phương pháp thực hiện nhiệm vụ giúp chủ thể quản lý giải quyết công việc đạt hiệu quả; Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới là phương pháp, cách thức, biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn hoạt động ngân hàng.
Quy định về sáng kiến trong ngành Ngân hàng? (Hình từ Internet)
Hình thức tổ chức phong trào thi đua trong ngành Ngân hàng?
Theo Điều 6 Thông tư 17/2019/TT-NHNN quy định hình thức tổ chức phong trào thi đua như sau:
Hình thức tổ chức phong trào thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo Khối, Cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, Trưởng các Khối, Cụm thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
2. Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) khi đã xác định rõ thời gian, mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện.
Thi đua theo chuyên đề tổ chức trong phạm vi ngành Ngân hàng, khi tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 03 năm trở lên, đơn vị lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng cao nhất là “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; từ 05 năm trở lên, đề nghị khen thưởng cao nhất là “Huân chương Lao động hạng Ba”.
Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) khi đã xác định rõ thời gian, mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh