Quy chuẩn về thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Quy chuẩn thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại tiết 2.6.5 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.6.5.1 Các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện cầm tay hoặc di chuyển được phải là loại sử dụng điện hạ áp để tránh nguy cơ điện giật.
2.6.5.2 Trừ trường hợp không phải nối đất theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, thiết bị, dụng cụ sử dụng điện phải được nối đất. Dây nối đất phải được bảo vệ bằng vỏ bọc hoặc hộp kim loại để chống hư hỏng tại chỗ đấu nối vào thiết bị, dụng cụ.
2.6.5.3 Các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện phải được thợ điện hoặc quản lý an toàn điện của nhà thầu kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Hồ sơ kiểm tra, bảo dưỡng phải được lưu lại.
Các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện cầm tay hoặc di chuyển được phải là loại sử dụng điện hạ áp để tránh nguy cơ điện giật. Các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện phải được thợ điện hoặc quản lý an toàn điện của nhà thầu kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Hồ sơ kiểm tra, bảo dưỡng phải được lưu lại.
Quy chuẩn về thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn máy gia công gỗ trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại tiết 2.6.6 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn máy gia công gỗ trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.6.6.1 Không được dùng tay để thu dọn các mảnh vụn, vỏ bào, mùn cưa và những thứ khác phát sinh từ máy gia công gỗ đang hoạt động, kể cả ở khu vực gần máy.
2.6.6.2 Nếu có hệ thống che chắn, thu giữ vỏ bào, mùn cưa được trang bị cho máy thì chúng phải được duy trì trong tình trạng hoạt động tốt.
2.6.6.3 Để giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn, nên trang bị các thiết bị cấp liệu cơ khí.
2.6.6.4 Các lưỡi cắt, lưỡi cưa phải được bao bọc, che càng kín càng tốt.
2.6.6.5 Cưa lưỡi tròn phải có hộp bảo vệ bền, cứng, dễ điều chỉnh cho lưỡi cưa, dao rive (lưỡi răng cắt) và có thiết kế phù hợp với lưỡi cưa đang sử dụng. Chiều rộng của lỗ mở trong bàn cho lưỡi cưa phải nhỏ nhất có thể.
2.6.6.6 Máy cưa lưỡi tròn phải được thiết kế sao cho khi lưỡi cưa không hoạt động thì nó sẽ tự động được che lại.
2.6.6.7 Trên máy cưa băng, các lưỡi cưa (ngoại trừ phần chuyển động) phải được bao bọc kín. Bánh quay của cưa phải được bao bọc kín bằng vỏ bảo vệ bền, cứng.
2.6.6.8 Máy cưa băng (kiểu xích cắt) phải được trang bị bộ điều chỉnh căng tự động cho lưỡi cưa.
2.6.6.9 Máy bào mặt phải được trang bị bộ phận cầu bảo vệ, che phủ được toàn bộ chiều dài và chiều rộng của khối cắt và dễ dàng điều chỉnh theo cả phương ngang và thẳng đứng.
2.6.6.10 Máy bào phải được trang bị hệ thống cấp liệu dạng con lăn dẫn hướng hoặc bộ phận chống đẩy ngược để chúng được giữ ở trạng thái tự do nhất có thể.
2.6.6.11 Các máy gia công gỗ phải được bố trí với một khoảng cách đủ lớn để tránh các chấn thương do tai nạn khi xử lý, thao tác với các thanh dài, tấm ván lớn.
Không được dùng tay để thu dọn các mảnh vụn, vỏ bào, mùn cưa và những thứ khác phát sinh từ máy gia công gỗ đang hoạt động, kể cả ở khu vực gần máy. Nếu có hệ thống che chắn, thu giữ vỏ bào, mùn cưa được trang bị cho máy thì chúng phải được duy trì trong tình trạng hoạt động tốt.
Để giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn, nên trang bị các thiết bị cấp liệu cơ khí. Các lưỡi cắt, lưỡi cưa phải được bao bọc, che càng kín càng tốt. Cưa lưỡi tròn phải có hộp bảo vệ bền, cứng, dễ điều chỉnh cho lưỡi cưa, dao rive (lưỡi răng cắt) và có thiết kế phù hợp với lưỡi cưa đang sử dụng. Chiều rộng của lỗ mở trong bàn cho lưỡi cưa phải nhỏ nhất có thể.
Máy cưa lưỡi tròn phải được thiết kế sao cho khi lưỡi cưa không hoạt động thì nó sẽ tự động được che lại. Trên máy cưa băng, các lưỡi cưa (ngoại trừ phần chuyển động) phải được bao bọc kín. Bánh quay của cưa phải được bao bọc kín bằng vỏ bảo vệ bền, cứng. Máy cưa băng (kiểu xích cắt) phải được trang bị bộ điều chỉnh căng tự động cho lưỡi cưa. Máy bào mặt phải được trang bị bộ phận cầu bảo vệ, che phủ được toàn bộ chiều dài và chiều rộng của khối cắt và dễ dàng điều chỉnh theo cả phương ngang và thẳng đứng.
Máy bào phải được trang bị hệ thống cấp liệu dạng con lăn dẫn hướng hoặc bộ phận chống đẩy ngược để chúng được giữ ở trạng thái tự do nhất có thể. Các máy gia công gỗ phải được bố trí với một khoảng cách đủ lớn để tránh các chấn thương do tai nạn khi xử lý, thao tác với các thanh dài, tấm ván lớn.
Quy chuẩn động cơ trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại tiết 2.6.7 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn động cơ trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.6.7.1 Động cơ phải:
a) Được chế tạo và lắp đặt để có thể khởi động an toàn và không thể hoạt động vượt quá tốc độ an toàn lớn nhất;
b) Có bộ phận điều khiển để khống chế tốc độ khi cần thiết;
c) Có các thiết bị dừng, đặt ở vị trí an toàn, để dừng động cơ trong trường hợp khẩn cấp.
2.6.7.2 Động cơ đốt trong không được hoạt động trong khoảng thời gian dài tại các không gian hạn chế, trừ trường hợp thực hiện đầy đủ việc thông gió, thoát khí thải nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
2.6.7.3 Khi động cơ đốt trong đang được cấp nhiên liệu:
a) Phải tắt hệ thống khởi động động cơ;
b) Phải tránh làm đổ hoặc rơi vãi nhiên liệu ra ngoài bình chứa;
c) Không được phép hút thuốc hoặc có lửa trần ở khu vực lân cận;
d) Phải có bình chữa cháy phù hợp, ở trạng thái hoạt động tốt.
2.6.7.4 Phải đặt các bồn (thùng, bể) chứa nhiên liệu dự trữ bên ngoài phòng máy.
Quy chuẩn động cơ trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng phải được chế tạo và lắp đặt để có thể khởi động an toàn và không thể hoạt động vượt quá tốc độ an toàn lớn nhất; Có bộ phận điều khiển để khống chế tốc độ khi cần thiết; Có các thiết bị dừng, đặt ở vị trí an toàn, để dừng động cơ trong trường hợp khẩn cấp.
Động cơ đốt trong không được hoạt động trong khoảng thời gian dài tại các không gian hạn chế, trừ trường hợp thực hiện đầy đủ việc thông gió, thoát khí thải nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Khi động cơ đốt trong đang được cấp nhiên liệu phải tắt hệ thống khởi động động cơ; Phải tránh làm đổ hoặc rơi vãi nhiên liệu ra ngoài bình chứa; Không được phép hút thuốc hoặc có lửa trần ở khu vực lân cận; Phải có bình chữa cháy phù hợp, ở trạng thái hoạt động tốt. Phải đặt các bồn (thùng, bể) chứa nhiên liệu dự trữ bên ngoài phòng máy.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân