Trường hợp nào không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định?
Theo khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế theo quy định; Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Trường hợp nào không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? (Hình từ Internet)
Trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2020.
Trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Trường hợp Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư?
Theo khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư 2020 quy định 07 trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư, cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
- Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
- Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
- Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
- Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khi dự án đầu ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động; ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
+ Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư; Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
+ Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư; Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự; Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân