Có được hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không khi chỉ có bằng tốt nghiệp địa chính?
Có bằng tốt nghiệp địa chính có được hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không?
Tại Điều 10 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định điều kiện của tổ chức tư vấn lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, theo đó:
Điều kiện của tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động tư vấn lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Có ít nhất 05 cá nhân đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cá nhân được hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong tổ chức có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính và các chuyên ngành khác có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đến đất đai từ 24 tháng trở lên và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp trở lên.
Theo quy định trên thì bạn chỉ có bằng tốt nghiệp sau đại học ngành địa chính thì không thể hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được mà bạn phải có thêm thời gian công tác trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ 24 tháng trở lên và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp trở lên.
Có được hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không khi chỉ có bằng tốt nghiệp địa chính? (Hình từ Internet)
Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo đó:
Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên ngoài thực địa.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh và giám sát các địa phương, các bộ, ngành trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Trường hợp đến thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được phê duyệt.
Trường hợp quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt thì quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập đồng thời với việc lập quy hoạch tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập và thẩm định xong trước thì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trước. Sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt, nếu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có mâu thuẫn với quy hoạch tỉnh thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
Trường hợp kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh chưa được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt để tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tích hợp vào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
5. Giải quyết việc sử dụng đất khi chấm dứt chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 82/2019/NQ14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội mà chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
a) Khi chấm dứt chủ trương đầu tư dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai mà đã có văn bản thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đã thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì giao Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý diện tích đất thu hồi theo quy định. Trường hợp đã thực hiện chi trả một phần tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì giao Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiếp tục thực hiện chi trả phần còn lại theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt theo quy định. Nhà nước hoàn trả cho chủ đầu tư số tiền đã ứng trước để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có) khi lựa chọn được chủ đầu tư khác.
Trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà chưa chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì giao Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiếp tục thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt theo quy định.
Trường hợp có văn bản thông báo thu hồi đất nhưng chưa có quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì văn bản thông báo thu hồi đất, tên dự án trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được phê duyệt hết hiệu lực kể từ ngày chấm dứt chủ trương đầu tư;
b) Khi chấm dứt chủ trương đầu tư dự án có sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án phi nông nghiệp mà chủ đầu tư chưa thực hiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định thì văn bản cho phép chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hết hiệu lực thực hiện kể từ ngày chấm dứt chủ trương đầu tư.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ hiện trạng sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, rà soát việc sử dụng đất tại vị trí đã có văn bản chấm dứt chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản 5 Điều này.
Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên ngoài thực địa. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh và giám sát các địa phương, các bộ, ngành trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài