Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì trách nhiệm của Cục Thú y như thế nào?
- Trách nhiệm của Cục Thú y trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Trách nhiệm của Cục Thú y trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của Cục Thú y trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, như sau:
Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc triển khai các quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan khác về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
2. Xem xét, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung bệnh động vật vào danh mục quy định tại Điều 2 của Thông tư này khi có các bệnh nguy hiểm khác ở động vật mới xuất hiện.
3. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc nhập khẩu, sử dụng thuốc thú y chưa được lưu hành tại Việt Nam và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y để chống dịch khẩn cấp.
4. Hướng dẫn chi tiết việc sử dụng các biểu mẫu báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn.
5. Hướng dẫn hoặc trình Bộ ban hành hướng dẫn về chẩn đoán, xét nghiệm, các biện pháp kỹ thuật để phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới; giám sát bệnh định kỳ.
6. Tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
7. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư này cho phù hợp.
8. Tổ chức thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Trách nhiệm của Cục Thú y trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn gồm:
+ Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc triển khai các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Xem xét, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung bệnh động vật vào danh mục quy định khi có các bệnh nguy hiểm khác ở động vật mới xuất hiện. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc nhập khẩu, sử dụng thuốc thú y chưa được lưu hành tại Việt Nam và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y để chống dịch khẩn cấp.
+ Hướng dẫn chi tiết việc sử dụng các biểu mẫu báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn. Hướng dẫn hoặc trình Bộ ban hành hướng dẫn về chẩn đoán, xét nghiệm, các biện pháp kỹ thuật để phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới; giám sát bệnh định kỳ.
+ Tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp. Tổ chức thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì trách nhiệm của Cục Thú y như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương, theo đó:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y để tổ chức thực hiện; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện.
2. Xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn theo quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
3. Tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
4. Tổ chức thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương: Tổ chức thực hiện; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện. Xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Tổ chức thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thú y căn cứ các quy định tại Thông tư này và các Phụ lục ban hành kèm theo để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cho phù hợp.
2. Chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn theo quy định tại Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh truyền nhiễm và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn, an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Chấp hành sự kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thú y triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cho phù hợp. Chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn theo quy định nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chấp hành sự kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài