Xóa tên người mẹ trên giấy khai sinh có được không?

Có được xóa tên người mẹ trên giấy khai sinh không? Bổ sung thông tin trên giấy khai sinh thì phải tới đâu? Giấy khai sinh có ghi thông tin anh, chị em ruột vào không?

Có được xóa tên người mẹ trên giấy khai sinh không?

Tại Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch có nội dung như sau:

Phạm vi thay đổi hộ tịch
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Như vậy, luật chỉ cho phép công dân thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã được đăng ký, chứ không được phép xóa tên cha mẹ đẻ trên giấy khai sinh của con.

Xóa tên người mẹ trên giấy khai sinh có được không?

Xóa tên người mẹ trên giấy khai sinh có được không? (Hình từ Internet)

Bổ sung thông tin trên giấy khai sinh thì phải tới đâu?

Về thẩm quyền bổ sung hộ tịch được quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 29 Luật Hộ tịch 2014 thì ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.

Có thể thấy rằng, khi người dân đề nghị thủ tục bổ sung quê quán vào giấy khai sinh (có giấy tờ chứng minh) thì Công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung trong Giấy khai sinh.

Do đó, chị có thể tới ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước hoặc nơi chị đang cư trú để thực hiện bổ sung thông tin.

Giấy khai sinh có ghi thông tin anh, chị em ruột vào không?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh như sau:

- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Như vậy, đối với nội dung của giấy khai sinh sẽ thể hiện thông tin cá nhân người đó và thông tin cha, mẹ mà không thể hiện thông tin anh, chị em ruột vào giấy tờ này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy khai sinh

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào