Nhập và giữ quốc tịch Việt Nam
Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì: "Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này,trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép". Do đó, bạn có thể nhập quốc tịch Việt Nam cho con nhưng con bạn sẽ mất quốc tịch Pháp trừ trường hợp được Chủ tịch nước cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 19. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và bàn bạc với chồng trước khi quyết định.
Trong trường hợp quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho con bạn có thể đến Sở Tư pháp để được hướng dân theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam: "Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ".
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì phải đăng ký giữ quốc tịch, tuy nhiên theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam thì: "2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam" (khoản 2, Điều 13). Vì vậy, bạn không cần đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Thư Viện Pháp Luật