Trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng việc kiểm tra, giám sát, sử dụng và bảo trì kết cấu chống đỡ tạm như thế nào?

Kiểm tra, giám sát, sử dụng và bảo trì kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy định chung về thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Kiểm tra, giám sát, sử dụng và bảo trì kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại tiết 2.3.6 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định kiểm tra, giám sát, sử dụng và bảo trì kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.3.6.1 KCCĐT phải được kiểm tra và ghi lại kết quả kiểm tra bằng văn bản (có thể có hình ảnh) bởi người có thẩm quyền tại các thời điểm sau đây:
a) Trước khi chúng được đưa vào sử dụng;
CHÚ THÍCH: Các loại KCCĐT có yêu cầu phải thử nghiệm, kiểm định an toàn quy định tại 2.3.5.
b) Trong quá trình sử dụng theo các thời điểm quy định trong hồ sơ thiết kế hoặc tiêu chuẩn áp dụng nhưng không lớn hơn các “khoảng thời gian định kỳ tối thiểu” áp dụng cho các loại KCCĐT như sau:
- 6 giờ đối với các loại KCCĐT bằng gỗ và các vật liệu phi kim loại khác, KCCĐT có sử dụng các thiết bị cơ khí hỗ trợ (ví dụ: kích thủy lực), KCCĐT đặt trên nền đất hoặc kết cấu không đảm bảo tin cậy, KCCĐT sử dụng để chống đỡ hoặc để thi công đào đất cho các công trình ngầm, đường hầm;
- 24 giờ đối với các KCCĐT bằng kim loại, KCCĐT sử dụng để treo hoặc làm điểm neo (giữ) cho các kết cấu khác;
- 48 giờ đối với các trường hợp khác.
c) Bị thay đổi, hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc do bị các tác động của thiên tai.
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là một trong các nhân sự sau đây của nhà thầu: Người quản lý thi công phần kết cấu và quản lý ATVSLĐ, được đào tạo về công việc ĐBAT đối với KCCĐT.
2.3.6.2 Trước khi sử dụng KCCĐT phải được kiểm tra theo quy định tại 2.3.6.1. Kết quả kiểm tra phải được lập bằng văn bản để đảm bảo rằng:
a) KCCĐT đã được thi công, lắp dựng, nghiệm thu và thử nghiệm (theo 2.3.5.1) hoặc kiểm định an toàn (theo 2.3.5.2) theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế KCCĐT, các quy định về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định về kiểm định an toàn của cơ quan có thẩm quyền;
b) KCCĐT sẽ được sử dụng đúng theo mục đích chống đỡ và đối tượng được chống đỡ theo thiết kế;
c) Đã có đầy đủ các biện pháp ĐBAT, phòng ngừa tai nạn, xử lý sự cố.
2.3.6.3 Không được phép điều chỉnh, thay đổi về thiết kế và quy trình thi công lắp dựng, tháo dỡ của KCCĐT so với hồ sơ thiết kế mà không có sự kiểm tra, giám sát, chấp thuận của người có thẩm quyền (xem 2.3.6.1) và tổ chức hoặc cá nhân đã thiết kế chúng.
CHÚ THÍCH: Trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh KCCĐT do yêu cầu chống đỡ thay đổi; việc tính toán, kiểm tra phải được thực hiện, các điều chỉnh về thiết kế của KCCĐT phải được thực hiện hoặc chấp thuận bởi tổ chức hoặc cá nhân đã thiết kế chúng. Công việc kiểm tra lại trước khi sử dụng phải được thực hiện theo quy định tại 2.3.6.1 và 2.3.6.2.
2.3.6.4 Việc chất tải lên KCCĐT phải được thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và tránh để các tải trọng truyền hoặc tác động đột ngột làm KCCĐT bị mất ổn định.
2.3.6.5 Trong quá trình sử dụng KCCĐT:
a) Phải thường xuyên quan trắc, kiểm tra, giám sát để đảm bảo KCCĐT không bị quá tải, các chuyển dịch, biến dạng và các thông số kiểm soát an toàn thỏa mãn các yêu cầu của thiết kế hoặc không bị sử dụng sai mục đích;
b) KCCĐT phải được duy trì trong điều kiện tốt, phù hợp với các quy định nêu trong chỉ dẫn kỹ thuật của thiết kế; các bộ phận, cấu kiện, thiết bị cơ khí (nếu có trong KCCĐT) phải được đảm bảo là không có bộ phận nào bị thay thế trong quá trình sử dụng mà chưa được chấp thuận của tổ chức hoặc cá nhân đã thiết kế chúng và chỉ huy trưởng công trường.
2.3.6.6 Không sử dụng KCCĐT làm nơi lưu trữ vật liệu hoặc để, đặt các máy, thiết bị thi công, ngoại trừ trường hợp chúng được sử dụng ngay và kết cấu ĐBAT (theo quy định của hồ sơ thiết kế hoặc được tổ chức, cá nhân đã thiết kế chúng chấp thuận) và được chỉ huy trưởng công trường chấp thuận.
2.3.6.7 Phải thực hiện bảo trì KCCĐT trong quá trình sử dụng theo quy định của hồ sơ thiết kế.

Kết cấu chống đỡ tạm phải được kiểm tra và ghi lại kết quả kiểm tra bằng văn bản (có thể có hình ảnh) bởi người có thẩm quyền.

Trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng việc kiểm tra, giám sát, sử dụng và bảo trì kết cấu chống đỡ tạm như thế nào?

Trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng việc kiểm tra, giám sát, sử dụng và bảo trì kết cấu chống đỡ tạm như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định chung về thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại tiết 2.4.1 tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định chung về thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.4.1.1 Thiết bị nâng và phụ kiện nâng phải tuân thủ các quy định tại 2.1.1.5 và phải được hợp quy theo quy định của QCVN 7:2012/BLĐTBXH và các QCVN khác có liên quan.
2.4.1.2 Người sử dụng lao động phải tổ chức lập và thực hiện theo kế hoạch để đảm bảo các thiết bị nâng, phụ kiện nâng được lựa chọn, lắp đặt, kiểm tra, thử nghiệm (thử tải), kiểm định, bảo dưỡng, vận hành, tháo dỡ theo các yêu cầu sau:
a) Phòng ngừa bất kỳ tai nạn nào có thể xảy ra;
b) Phù hợp với các yêu cầu về quản lý, sử dụng đối với máy, thiết bị, vật tư theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ, QCVN 7:2012/BLĐTBXH, các QCVN khác có liên quan và chỉ dẫn của nhà sản xuất.
2.4.1.3 Thiết bị nâng, phụ kiện nâng phải được thiết kế, chế tạo từ vật liệu đảm bảo chất lượng, có đủ độ bền và đáp ứng mục đích sử dụng của chúng.
2.4.1.4 Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị nâng (kể cả bộ phận của nó), phụ kiện nâng phải quy định rõ các thông số sau:
a) Tải trọng làm việc an toàn lớn nhất;
b) Tải trọng làm việc an toàn lớn nhất tương ứng với các bán kính nâng (tầm với) khác nhau đối với thiết bị nâng có bán kính nâng thay đổi được;
c) Điều kiện sử dụng thiết bị tương ứng với tải trọng làm việc an toàn lớn nhất nêu tại điểm a, điểm b của mục này.
2.4.1.5 Các thiết bị nâng, phụ kiện nâng chỉ quy định về thông số tại điểm a của 2.4.1.4, phải được đánh dấu (hoặc ghi, dán thông tin) rõ ràng tại vị trí dễ quan sát về giá trị của tải trọng làm việc an toàn lớn nhất.
2.4.1.6 Các thiết bị nâng có quy định về thông số tại điểm b của 2.4.1.4, phải có bảng (hoặc thiết bị) chỉ thị tải trọng và bán kính nâng tương ứng để người vận hành biết rõ từng mức tải trọng an toàn lớn nhất và điều kiện áp dụng kèm theo mức tải trọng đó.
2.4.1.7 Thiết bị nâng phải được chống đỡ, neo, giằng, giữ chắc chắn. Khả năng chịu tải của nền đất nơi đặt thiết bị nâng (hoặc móng đỡ, kết cấu đỡ thiết bị nâng) phải được khảo sát, tính toán, thiết kế và thực hiện các biện pháp cần thiết để ĐBAT theo yêu cầu quy định tại chỉ dẫn của nhà sản xuất và yêu cầu thực tế. Kết cấu sử dụng để chống đỡ, neo, giữ, giằng cho thiết bị nâng, liên kết thiết bị nâng với công trình phải được kiểm tra, thực hiện theo quy định như đối với KCCĐT nêu tại 2.3.

Thiết bị nâng và phụ kiện nâng phải tuân thủ các quy định tại 2.1.1.5 và phải được hợp quy theo quy định của QCVN 7:2012/BLĐTBXH và các QCVN khác có liên quan. Người sử dụng lao động phải tổ chức lập và thực hiện theo kế hoạch để đảm bảo các thiết bị nâng, phụ kiện nâng được lựa chọn, lắp đặt, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định, bảo dưỡng, vận hành, tháo dỡ theo các yêu cầu sau:

+ Phòng ngừa bất kỳ tai nạn nào có thể xảy ra; Phù hợp với các yêu cầu về quản lý, sử dụng đối với máy, thiết bị, vật tư theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ, QCVN 7:2012/BLĐTBXH, các QCVN khác có liên quan và chỉ dẫn của nhà sản xuất. Thiết bị nâng, phụ kiện nâng phải được thiết kế, chế tạo từ vật liệu đảm bảo chất lượng, có đủ độ bền và đáp ứng mục đích sử dụng của chúng.

+ Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị nâng (kể cả bộ phận của nó), phụ kiện nâng phải quy định rõ các thông số sau: Tải trọng làm việc an toàn lớn nhất; Tải trọng làm việc an toàn lớn nhất tương ứng với các bán kính nâng (tầm với) khác nhau đối với thiết bị nâng có bán kính nâng thay đổi được; Điều kiện sử dụng thiết bị tương ứng với tải trọng làm việc an toàn lớn nhất nêu tại điểm a, điểm b của mục này.

+ Các thiết bị nâng, phụ kiện nâng chỉ quy định về thông số phải được đánh dấu (hoặc ghi, dán thông tin) rõ ràng tại vị trí dễ quan sát về giá trị của tải trọng làm việc an toàn lớn nhất. Các thiết bị nâng có quy định về thông số phải có bảng (hoặc thiết bị) chỉ thị tải trọng và bán kính nâng tương ứng để người vận hành biết rõ từng mức tải trọng an toàn lớn nhất và điều kiện áp dụng kèm theo mức tải trọng đó.

+ Thiết bị nâng phải được chống đỡ, neo, giằng, giữ chắc chắn. Khả năng chịu tải của nền đất nơi đặt thiết bị nâng (hoặc móng đỡ, kết cấu đỡ thiết bị nâng) phải được khảo sát, tính toán, thiết kế và thực hiện các biện pháp cần thiết để ĐBAT theo yêu cầu quy định tại chỉ dẫn của nhà sản xuất và yêu cầu thực tế. Kết cấu sử dụng để chống đỡ, neo, giữ, giằng cho thiết bị nâng, liên kết thiết bị nâng với công trình phải được kiểm tra, thực hiện theo quy định như đối với kết cấu chống đỡ tạm.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào