Được chỉ định thầu rút gọn trong những trường hợp nào?
Những trường hợp nào được chỉ định thầu rút gọn?
Tại Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định lựa chọn nhà thầu:
Quy trình chỉ định thầu rút gọn
Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách (trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước)
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
+ Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
Chỉ định thầu rút gọn khi:
Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách (trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước)
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Được chỉ định thầu rút gọn trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Mức chi phí lập hồ sơ mời quan tâm của gói thầu là bao nhiêu?
Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
- Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
Như vậy, chi phí lập hồ sơ mời quan tâm của gói thầu được tính theo tỷ lệ % của gói thầu. Mức tối thiểu là 1 triệu và tối đa là 30 triệu.
Hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu phải lưu trữ trong thời gian bao lâu?
Tại Điều 10 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
Lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu
1. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được lưu giữ đến tối thiểu là 03 năm sau khi quyết toán hợp đồng, trừ hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
....
3. Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu giữ trong khoảng thời gian 12 tháng, kể từ khi ban hành quyết định hủy thầu.
4. Hồ sơ quyết toán, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan đến nhà thầu trúng thầu của gói thầu được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được lưu giữ tối thiểu là 3 năm, tối đa là không giới hạn. Trừ các hồ sơ quyết toán, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan đến nhà thầu trúng thầu của gói thầu và trường hợp hủy thầu.
Trân trọng.
Mạc Duy Văn