Có bị giới hạn về số lượng thành lập Văn phòng công chứng không?
Số lượng thành lập Văn phòng công chứng có bị giới hạn không?
Câu hỏi: Số lượng thành lập Văn phòng công chứng có bị giới hạn không?
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 20 Luật Công chứng 2014 có quy định:
Điều 20. Thành lập Phòng công chứng
- Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:
+ Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;
+ Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
- Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Luật không quy định về giới hạn số lượng được thành lập tại một địa phương. Mà tùy thuộc vào nhu cầu công chứng tại địa phương đó. Cơ quan nhà nước sẽ căn cứ những nhu cầu đó để xác định.
Có được góp vốn thành lập văn phòng công chứng không?
Câu hỏi: Xin hỏi, tôi có người bạn sắp tới thành lập VPCC. Nên tôi muốn ngỏ lời góp vốn thành lập và trở thành thành viên được không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định về văn phòng công chứng như sau:
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Theo đó, nguyên tắc thành lập có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. Do đó, bạn không được góp vốn vào đó để trở thành viên của văn phòng.
Cơ quan nào cho phép 02 Văn phòng công chứng sáp nhập lại với nhau?
Câu hỏi: Xin hỏi, hiện tại có 02 Văn phòng công chứng muốn sáp nhập lại thành một Văn phòng công chứng trên địa bàn Quận. Không biết cơ quan nào có thẩm quyền cho phép sự sáp nhập này?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Khoản 2 Điều 28 Luật Công chứng 2014 quy định về hợp nhất Văn phòng công chứng như sau:
Hai hoặc một số Văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể hợp nhất thành một Văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng công chứng bị hợp nhất.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng.
Thế nên, trường hợp hai Văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể hợp nhất thành một Văn phòng công chứng và cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài