Kế hoạch vận hành thử hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như nào?
1. Kế hoạch vận hành thử hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào?
Tại mục 2, mục 3, mục 4, mục 5, mục 6 Phụ lục số 2a Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định kế hoạch vận hành thử hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:
2. Lập kế hoạch vận hành thử
a) Đơn vị thực hiện: Nhà thầu triển khai phối hợp với chủ đầu tư và các bên có liên quan.
b) Các hoạt động chính:
- Phân tích, xác định các công việc để vận hành thử.
- Phân tích, xác định các nguồn lực huy động để vận hành thử.
- Xây dựng các biểu mẫu cần thiết trong quá trình vận hành thử.
- Lập kế hoạch vận hành thử.
- Kế hoạch vận hành thử được chủ đầu tư chấp thuận.
3. Xây dựng kịch bản vận hành thử
a) Đơn vị thực hiện: Nhà thầu triển khai phối hợp với chủ đầu tư và các bên có liên quan.
b) Các hoạt động chính:
- Nghiên cứu, phân tích các tài liệu đầu vào có liên quan để xác định phạm vi, tình huống, kịch bản vận hành thử.
- Xây dựng, thiết kế tài liệu về các tình huống, kịch bản vận hành thử mức đơn động, mức hệ thống đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của các thiết bị theo thiết kế chi tiết được phê duyệt.
- Trình chủ đầu tư chấp thuận kịch bản vận hành thử.
4. Thiết lập môi trường vận hành thử
a) Đơn vị thực hiện: Nhà thầu triển khai phối hợp với chủ đầu tư và các bên có liên quan.
b) Các hoạt động chính:
- Chuẩn bị môi trường vận hành thử và các yêu cầu của nhà thầu triển khai cần chủ đầu tư chuẩn bị để phục vụ vận hành thử.
- Thiết lập nguồn điện và các điều kiện hạ tầng kỹ thuật khác liên quan; kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn vận hành, phòng chống cháy, nổ trong quá trình vận hành thử.
5. Thực hiện vận hành thử
a) Đơn vị thực hiện: Nhà thầu triển khai phối hợp với chủ đầu tư và các bên có liên quan.
b) Các hoạt động chính:
- Kiểm tra, theo dõi, lập và ký xác nhận báo cáo kết quả vận hành thử.
- Kiểm tra, theo dõi, lập và ký xác nhận biên bản xử lý sự cố, các nội dung thay đổi hoặc các vấn đề phát sinh khác tại hiện trường trong quá trình vận hành thử (nếu có).
- Kiểm tra, theo dõi, ghi nhận các thay đổi so với thiết kế chi tiết đã được duyệt trong quá trình vận hành thử (nếu có).
- Theo dõi, giám sát của đơn vị giám sát công tác triển khai trong quá trình nhà thầu triển khai thực hiện vận hành thử.
- Trong trường hợp vận hành thử, nếu thiết bị, phần mềm thương mại xảy ra hỏng hóc, lỗi thì các bên liên quan họp thống nhất để điều chỉnh kế hoạch vận hành thử hoặc ngừng vận hành thử (nếu cần thiết).
6. Báo cáo kết quả vận hành thử
a) Đơn vị thực hiện: Nhà thầu triển khai phối hợp với chủ đầu tư và các bên có liên quan.
b) Các hoạt động chính:
- Tổng hợp, lập báo cáo kết quả vận hành thử.
- Kiểm tra các tài liệu, hồ sơ hoàn thành.
- Các kiến nghị, đề xuất với chủ đầu tư (nếu có).
2. Nội dung vận hành thử phần mềm nội bộ của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào?
Tại mục 1 Phụ lục số 2b Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định nội dung vận hành thử phần mềm nội bộ của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:
a) Vận hành thử phần mềm nội bộ bao gồm các nội dung công việc tương tự kiểm thử chấp nhận bởi người dùng (UAT) được quy định tại điểm a mục 1 Phụ lục 2c.
b) Tùy theo phạm vi của dự án, mức độ yêu cầu chất lượng hoặc các điều kiện thực tế, chủ đầu tư có thể quyết định lựa chọn nội dung vận hành thử cho phù hợp.
c) Vận hành thử phần mềm nhằm xác định toàn bộ các chức năng của phần mềm được vận hành thử có đáp ứng các yêu cầu chức năng hay không về sự đầy đủ, tính hoàn thiện, tính chính xác và tính tương thích theo tài liệu đặc tả yêu cầu người sử dụng; đặc tả chức năng của phần mềm đã được phê duyệt.
d) Trong quá trình vận hành thử về chức năng, chủ đầu tư có thể xem xét quyết định việc vận hành thử thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UI UX) nếu cần thiết.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài