Trong tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non quy chế thi như thế nào?
- 1. Quy chế thi trong tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như thế nào?
- 2. Đề án tổ chức thi trong tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như thế nào?
- 3. Xây dựng kế hoạch xét tuyển trong xét tuyển đào tạo chính quy đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như thế nào?
1. Quy chế thi trong tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy chế thi trong tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như sau:
1. Quy chế thi phải được hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo tổ chức thi thông qua và được hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo ký ban hành, làm căn cứ để tổ chức thực hiện các công tác trước, trong và sau kỳ thi, tuân thủ những yêu cầu chung và nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy chế này.
2. Nội dung của quy chế thi phải bao gồm những quy định về:
a) Phạm vi tuyển sinh, đối tượng và điều kiện dự thi;
b) Đề cương đề thi và hình thức thi;
c) Các quy trình tổ chức kỳ thi và nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia (chuẩn bị cho kỳ thi, tổ chức đăng ký dự thi, làm đề thi, coi thi, chấm thi...);
d) Các biện pháp bảo mật và chống gian lận trong kỳ thi;
đ) Chế độ công khai, báo cáo và lưu trữ;
e) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sự cố, xử lý vi phạm.
3. Quy chế thi phải được tập huấn cho tất cả những người tham gia công tác thi và phổ biến đầy đủ cho thí sinh dự thi.
2. Đề án tổ chức thi trong tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT đề án tổ chức thi trong tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như:
1. Đề án tổ chức thi do hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo tổ chức thi ban hành, thể hiện trách nhiệm giải trình và những cam kết của cơ sở đào tạo đối với cơ quan quản lý nhà nước, thí sinh và toàn xã hội về mục đích và các điều kiện bảo đảm chất lượng của kỳ thi; đáp ứng những yêu cầu chung và nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy chế này.
2. Đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, tính chất của kỳ thi (kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi độc lập hay kỳ thi bổ trợ);
b) Kế hoạch tổ chức thi và danh sách các cơ sở đào tạo hợp tác hoặc đã công bố sử dụng kết quả thi;
c) Thông tin và minh chứng cho việc đáp ứng đầy đủ năng lực tổ chức thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy chế này;
d) Nội dung quy chế thi (dưới dạng phụ lục hoặc đường dẫn tới tài liệu trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo);
đ) Hướng dẫn cụ thể cho thí sinh thực hiện các quy trình đăng ký dự thi và tham gia thi, trong đó có quy định mức thu dịch vụ tổ chức thi.
3. Đề án tổ chức thi có thể được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triển khai, nhưng không được gây bất lợi cho thí sinh hoặc làm giảm đi cơ hội tiếp cận kỳ thi thuận lợi và công bằng cho những thí sinh dự tuyển.
3. Xây dựng kế hoạch xét tuyển trong xét tuyển đào tạo chính quy đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT xây dựng kế hoạch xét tuyển trong xét tuyển đào tạo chính quy đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như sau:
1. Bộ GDĐT ban hành kế hoạch chung cho công tác xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy để các cơ sở đào tạo phối hợp triển khai các quy trình:
a) Đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT (gọi tắt là hệ thống trong phạm vi Chương này) và trên Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Tổ chức xét tuyển tại cơ sở đào tạo theo các phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT hoặc kết quả thi, đánh giá thí sinh;
c) Xử lý nguyện vọng trên hệ thống (theo chu trình lặp kết hợp với quy trình xét tuyển tại cơ sở đào tạo);
d) Xác nhận nhập học trên hệ thống và nhập học tại cơ sở đào tạo.
2. Căn cứ kế hoạch chung, cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch xét tuyển thẳng, kế hoạch xét tuyển sớm đối với một số phương thức tuyển sinh riêng và kế hoạch xét tuyển các đợt bổ sung (nếu có).
Trân trọng!
Nguyễn Thị Kim Dung