Được hưởng án treo khi phạm tội bắt cóc không?
Có được hưởng án treo khi phạm tội bắt cóc không?
Anh trai em là tài xế lái xe cho một gia đình rất giàu có, công việc hằng ngày của anh em là đưa đón con gái của họ, tháng trước mẹ em bệnh nặng vì không có tiền nên anh ấy đã làm liều là bắt cóc con gái của gia đình họ và yêu cầu họ đưa 40 triệu để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ em, sau khi đạt được mục đích thì anh trai em đã đi tự thú, anh chị cho em hỏi trường hợp này anh em liệu có được hưởng án treo không? Thật sự anh ấy không hề muốn gây tổn hại cho cô bé kia mà chỉ là vì muốn cứu mẹ em đang cấp cứu trong bệnh viện, rất mong nhận được sự phản hồi từ anh chị.
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có định khung hình phạt là từ 02 năm đến 07 năm.
Mặt khác căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP có quy định về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo cụ thể như sau:
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
6. Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết này.
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này nếu anh trai bạn đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ được hưởng án treo cho tội danh của mình.
Có thể đi bầu cử (bỏ phiếu) đối với người đang hưởng án treo không?
Tôi đang bị án treo 18 tháng. Vừa qua có đợt chốt danh sách cử tri để đi bầu cử đại biểu HĐND, tuy nhiên lại không có tên tôi. Khi được hỏi thì bên UBND xã trả lời rằng do tôi đang chấp hành hình phạt theo quyết định của bản án nên không thể tham gia bầu cử. Xin hỏi, bên UBND trả lời như vậy có đúng không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 thì Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên vào danh sách cử tri trong đó có người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
Như vậy bước đầu có thể xác định người người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì không được quyền tham gia bầu cử đại biểu HĐND. Từ đó có thể suy ra được là người được hưởng án treo thì vẫn có quyền tham gia bầu cử đại biểu HĐND.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 thì Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
Theo đó hình phạt bổ sung có thể ảnh hưởng tới việc bầu cử của công dân được xác định là tước một số quyền công dân. Như vậy, tại Điều 44 Bộ luật hình sự 2015 thì tước một số quyền công dân được cụ thể hóa như sau:
- Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
- Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Vậy có thể xác định được rằng cho dù người đang chấp hành án treo và áp dụng một số hình phạt bổ sung trong đó có cả tước một số quyền công dân thì vẫn có thể tham gia bầu cử (bỏ phiếu) đại biểu HĐND
Do đó, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên UBND xã và nếu không đồng ý kết quả giải quyết thì bạn có thể khởi kiện theo TTHC.
Có được hưởng án treo khi phạm tội mua bán ma túy?
Cháu chào luật sư Luật sư giải đáp cho cháu vấn đề này với ạ Vừa rồi cháu bị công an huyện bắt về tội mua bán trái phép chất ma tuý ạ. Tội của cháu được quy định ở khoản 1 điều 251 Bộ Luật hình sự, cháu phạm tội mua bán cho 1 người 1 lần. Do cháu phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng Luật sư cho cháu hỏi tội danh của cháu có được án treo không ạ? Kính thư.
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội mua bán bán trái phép chất ma túy có định khung hình phạt là từ 02 - 07 năm.
Mặt khác căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP có quy định về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo cụ thể như sau:
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
6. Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết này.
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này nếu bạn đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ được hưởng án treo cho tội danh của mình.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh