Cháu có thể nhờ cô ruột mang thai hộ không?

Cô ruột có được phép mang thai hộ cho cháu không? Hình thức thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có phải lập bằng văn bản không? Chưa sinh con được mang thai hộ không?

Cô ruột có được phép mang thai hộ cho cháu không?

Vợ chồng tôi lấy chồng đã lâu mà chưa có con, nên mong muốn nhờ người mang thai hộ. Mà do ông bà tôi sinh muộn nên cô của tôi hiện chỉ ngang tuổi vợ tôi, vậy liệu vợ chồng tôi có thể nhờ cô ruột tôi mang thai hộ được không?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện của người mang thai hộ như sau:

- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Như vậy, theo quy định người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng với người nhờ mang thai hộ. Mà người được nhờ mang thai hộ trong trường hợp này là cô ruột của anh nên không phù hợp với quy định. Nên sẽ việc mang thai hộ sẽ không thực hiện được.

Hình thức thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có phải lập bằng văn bản không?

Tôi tên Loan có chồng là Tiến. Sau quá trình kết hôn đã lâu nhưng chúng tôi vẫn không có con. Thấy vợ chồng tôi phải chạy chữa khắp nơi chị của tôi là Hoa và chồng là Trí quyết định thỏa thuận mang thai hộ giúp. Vậy thỏa thuận này của chúng tôi có phải lập thành văn bản không? Xin hãy giúp tôi giải đáp.

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nội dung, hình thức thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

- Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

+ Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Như vậy, theo quy định hiện hành việc thỏa thuận mang thai hộ phải được lập thành văn bản, trong trường hợp ủy quyền cho nhau về thỏa thuận thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng. Ngoài ra, việc thỏa thuận mang thai hộ phải được lập cùng với cơ sở y tế và xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế.

Cháu có thể nhờ cô ruột mang thai hộ không?

Cháu có thể nhờ cô ruột mang thai hộ không? (Hình từ Internet)

Chưa sinh con được mang thai hộ không?

Tôi hiện không đủ khả năng để sinh con, tôi muốn nhờ em gái tôi mang thai hộ. Nhưng hiện em tôi vẫn chưa lấy chồng và sinh con như vậy có được phép mang thai hộ không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện của người được nhờ mang thai hộ như sau:

- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Như vậy, theo như quy định trên thì người chưa sinh con thì sẽ không đủ điều kiện để được nhờ mang thai hộ. Vậy chị sẽ không thể nhờ em gái chị mang thai hộ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mang thai hộ

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào