Được hưởng bảo hiểm y tế khi cấy que tránh thai có đúng không?
Cấy que tránh thai thì được hưởng bảo hiểm y tế có đúng không?
Cho hỏi: Theo quy định thì khi thực hiện việc cấy que tránh thai có đươc hưởng bảo hiểm y tế? Mong sớm nhận hồi đáp.
Trả lời:
Tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, có quy định về các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế. Gồm có:
- Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
- Khám sức khỏe.
- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả, cấy que tránh thai là một biện pháp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nên việc cấy que tránh thai sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.
Được hưởng bảo hiểm y tế khi cấy que tránh thai có đúng không? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ bảo hiểm y tế khi khám trái tuyến ra sao?
Con em sinh 2019 nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện đa khoa khu vực Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang nhưng giờ chồng em cùng con tạm trú tại Thuận An - Bình Dương giờ con em bệnh đi khám thì có được hỗ trợ bảo hiểm hay không nếu khám ở tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Nếu trường hợp con em nằm viện ở tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương thì bảo hiểm y tế xã hội hỗ trợ như thế nào? Và nếu trường hợp không nằm viện mà chỉ đi khám thôi thì bảo hiểm y tế hỗ trợ như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định đối với trường hợp người tham gia đến tạm trú tại địa phương khác thì việc khám, chữa bệnh thực hiện như sau:
”Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”
Do đó bạn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu cho con bạn ở tuyến huyện do đó khi chuyển đến nơi tạm trú thì phải khám đúng với tuyến mà bạn đã đăng ký cho con bạn trường hợp bạn đưa con bạn đi khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh và trung ương thì bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ bạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Do đó, đối với tuyến trung ương bảo hiểm y tế chỉ hỗ trợ chi phí điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh và tuyến trung ương không hỗ trợ chi phí đối với khám bệnh.
Có bảo hiểm y tế tự nguyện rồi có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của công ty không?
Em có thắc mắc sau: Em có một khoảng thời gian ở không, có mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Gần đây, em có việc làm rồi, em không muốn tham gia BHYT của công ty có được không?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định:
“2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.”
Tuy nhiên, căn cứ Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y yế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
“2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.”
Đồng thời, Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).
Như vậy theo quy định của pháp luật và theo thứ tự trên thì bạn vẫn phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc theo công ty mà bạn đang theo làm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân