Quy định chung về xây dựng, thiết kế, phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô như thế nào?
Xây dựng, thiết kế, phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô được quy định như thế nào?
Tại Điều 145 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 xây dựng, thiết kế, phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô được quy định như sau:
1. Việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo hiểm vi mô được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thông qua một hoặc một số biện pháp quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 1 Điều 88 của Luật này.
2. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô.
3. Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với định hướng phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí của các sản phẩm bảo hiểm vi mô.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết phương pháp, cơ sở tính phí của các sản phẩm bảo hiểm vi mô.
Theo đó, việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo hiểm vi mô được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thông qua một hoặc một số biện pháp quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 1 Điều 88 của Luật này.
Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô.
Quy định chung về xây dựng, thiết kế, phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định chung về tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô như thế nào?
Theo Điều 146 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định chung về tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
1. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
b) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
3. Bộ Tài chính có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Như vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 150 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định như sau:
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động, tuân thủ các quy định về chế độ tài chính nhằm bảo đảm an toàn tài chính, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với các thành viên tham gia bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm thực hiện quản trị rủi ro nhằm kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
4. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được sử dụng để phục vụ lợi ích cho các thành viên tham gia bảo hiểm thông qua việc giảm trừ phí bảo hiểm, gia tăng quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm, hỗ trợ cho các thành viên và các mục tiêu khác theo điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
5. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro, hoạt động nghiệp vụ, công khai thông tin, chế độ tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Việc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô dựa trên các quy tắc sau:
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động, tuân thủ các quy định về chế độ tài chính nhằm bảo đảm an toàn tài chính, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với các thành viên tham gia bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm thực hiện quản trị rủi ro nhằm kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân